Junior Sous Chef là gì? Junior Sous Chef làm gì?


Junior Sous Chef hay Bếp Phó là một trong các vị trí không thể thiếu trong ngành nhà nhà hàng khách sạn, đặc biệt là trong nhiều nhà hàng, khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn cao 4-5 sao. Trên thực tế, Junior Sous Chef hay Bếp Phó là gì? Junior Sous Chef hay Bếp Phó làm gì? Các nhiệm vụ mà một Junior Sous Chef hay Bếp Phó là gì? Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được Hufr giải đáp trong bài viết về các việc Junior Sous Chef hay Bếp Phó sẽ làm dưới đây! 


Junior Sous Chef hay Bếp Phó  là vị trí nào trong nhà hàng? 

Junior Sous Chef hay Bếp Phó hay còn được gọi là Bếp Phó, thường có trách nhiệm và nghĩa vụ tương đương với Bếp Trưởng nhưng thấp hơn một bậc. Trong những lúc Bếp Trưởng vắng mặt, Sous Chef hay Junior Chef sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý và đưa ra các quyết định thay mặt Bếp Trưởng trong khu vực bếp. 

Junior Sous Chef hay Bếp Phó là vị trí nào? Junior Sous Chef hay Bếp Phó có nhiệm vụ gì?,... là những câu hỏi thường gặp đối với các ứng viên đang quan tâm đến ngành nghề này, đặc biệt là các ứng viên đang quan tâm đến các vị trí tuyển dụng ngành nhà hàng khách sạn. 

Để trả lời câu hỏi này, Hufr khuyên bạn nên tìm hiểu thêm về vị trí Sous Chef. Bếp Phó hay Junior Sous Chef còn là vị trí quan trọng đảm nhiệm các vấn đề vụ quan sát và quản lý các bộ phận khác nhau, kiểm tra các chi tiết dù là nhỏ nhất trong khu vực bếp. Vì vậy nhân viên phụ trách vị trí Bếp Phó nên là một người mang tính kỷ luật và để ý chi tiết cao cũng như có khả năng quản lý tốt các bộ phận để đảm bảo quá trình vận hành được diễn ra êm xuôi.  


Công việc của Junior Sous Chef hay Bếp Phó  bao gồm những nhiệm vụ nào? 

Vì nắm giữ quyền hành chỉ xếp sau Bếp Trưởng, dĩ nhiên Bếp Phó cũng sẽ có những trọng trách nhất định trong bếp. Bếp Phó là người phụ trách giúp Bếp Trưởng những việc quản lý cơ bản trong nhà bếp. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến thực hiện và trình bày, phục vụ món ăn. Dĩ nhiên tất cả các quá trình đó đều yêu cầu sự chi tiết và cẩn thận để đảm bảo được chất lượng của các món ăn được lên đơn đúng theo yêu cầu của khách hàng. Sous Chef hay Junior Sous Chef cũng sẽ cần lên các báo cáo cần thiết để ghi lại các hoạt động hàng ngày cho Bếp Trưởng và theo đúng các kế hoạch được đề ra hàng ngày. Các hoạt động liên quan đến kho dự trữ nguyên liệu, số lượng, kiểm tra chất lượng cũng sẽ được quản lý bởi Sous Chef hay Junior Sous Chef. Nhìn chung, nhiệm vụ của Junior Sous Chef sẽ bao gồm những việc quản lý và phụ trách quy trình đưa ra các món ăn đảm bảo yêu cầu. 


Các kỹ năng và điều cần thiết để trở thành một Junior Sous Chef hay Bếp Phó  giỏi? 

Vị trí Junior Sous Chef hay Bếp Phó là một vị trí yêu cầu ứng cử viên đảm bảo được trình độ và sự chuyên nghiệp nghề nghiệp cao. Vì vậy, các  kỹ năng và các điều kiện nào khiến các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở ứng viên? Hãy cùng Hufr tìm hiểu các kỹ năng và những điều kiện cần để trở thành một Junior Sous Chef hay Bếp Phó sáng giá trong mắt người tuyển dụng nhé! 

Đầu tiên, kỹ năng cần có cho một người Junior Sous Chef hay Bếp Phó chính là kỹ năng về việc sử dụng dao kéo và dụng cụ nhà bếp. Đây là một trong các kỹ năng cơ bản cho việc trở thành một đầu bếp, hay Junior Sous Chef, Bếp Phó. Các kỹ năng khác về nhận biết thực phẩm tươi sống, cất giữ và lưu kho thực phẩm cũng là một trong các điều kiện bắt buộc. Các kiến thức cơ bản về nghề bếp, nguyên liệu, các cách thủ công chế biến cần được đảm bảo thành thạo. Các kỹ năng mềm như chú ý đến từng chi tiết, kỹ năng quản lý và lãnh đạo luôn là những điểm cộng lớn để có thể xử lý tốt những nhiệm vụ được giao của Junior Sous Chef hay Bếp Phó. Bên cạnh đó, các kỹ năng khác như làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ sẽ khiến bạn được ưu tiên hơn khi tìm kiếm các việc làm nhà hàng khách sạn, các vị trí tuyển dụng nhà hàng khách sạn lương cao. 


Công việc chính của Junior Sous Chef hay Bếp Phó  là gì? Trách nhiệm chính của Bếp Phó? 

  • Kiểm soát hiệu quả chất lượng của các thực phẩm, đảm bảo đúng số lượng yêu cầu của nhà hàng, khách sạn, bếp.
  • Giám sát nhân viên và đảm bảo họ luôn tuân thủ đúng các quy định và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết
  • Có trách nhiệm đảm bảo số lượng và chất lượng nguyên liệu, thiết bị dụng cụ nhà bếp nơi làm việc.
  • Hỗ trợ các bộ phận điều hành của khách sạn để đảm bảo được các hoạt động hiệu quả.
  • Hỗ trợ Bếp Trưởng mặt kỷ luật nội quy, đào tạo và tuyển dụng người mới và các vị trí liên quan trong Bếp. 
  • Luôn cập nhật các hoạt động quảng bá của khách sạn và các sự kiện đặc biệt khác.
  • Quản lý việc vận chuyển, dự báo tiền lương và kiểm tra và hoàn thiện hệ thống chấm công để đảm bảo điều này chính xác đến từng giờ 
  • Liên tục kiểm tra chất lượng và số lượng thức ăn ra khỏi bếp.
  • Đặt và mua thực phẩm theo yêu cầu của khách sạn một cách phù hợp, tránh gây lãng phí.
  • Giảm thiểu rác thải ở mức tuyệt đối.
  • Để đảm bảo mỗi bộ phận đang kiểm soát chất lượng, số lượng và được bảo quản chính xác
  • Tham dự các cuộc họp Trưởng bộ phận và các cuộc họp Vận hành khi đầu bếp vắng mặt.
  • Đảm bảo các quy chuẩn về an toàn vệ sinh.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bếp trưởng.
  • Luôn thân thiện và lịch sự với Nhân viên, Quản lý và Khách.

Mức thu nhập và quyền lợi khi trở thành Junior Sous Chef hay Bếp Phó ? 

Vì được giao trọng trách khá nặng nề và đảm đương nhiều nhiệm vụ được đưa ra thế nên chế độ đãi ngộ và lương thưởng của Junior Sous Chef hay Bếp Phó thường rất cao. Đặc biệt trong các nhà hàng, khách sạn 4-5 sao, mức lương của Junior Sous Chef hay Bếp Phó thường dao động từ 10-15 triệu một tháng, cùng với Service Charge, tip và các chế độ bảo hộ lao động đúng theo quy định để đảm bảo quá trình làm việc của Junior Sous Chef hay Bếp Phó luôn được bảo đảm. 

Cùng Hufr trải nghiệm tìm kiếm và tuyển dụng nhiều cơ hội việc làm hơn mỗi ngày bằng cách gửi CV về cho chúng tôi qua email info@hufr.io hoặc đăng ký tài khoản tại website https://www.hufr.io/vn ngay hôm nay để có nhiều cơ hội có ngay công việc mơ ước của mình trong ngành nhà hàng, khách sạn ngay hôm nay!




Bạn đang tìm việc làm? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí