Đối với một người hướng ngoại các bạn có thể dễ dàng kết bạn cũng như dễ dàng tiếp xúc được với đồng nghiệp. Nhưng còn những người hướng nội, tự ti về bản thân thì lại khác, họ không dễ dàng tiếp xúc cũng như nhờ ai đó giúp đỡ. Vậy nếu đi làm mà những bạn hướng nội không mở lòng mình ra hơn thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Đặc biệt là khi bạn là một người mới vào làm, còn là thực tập sinh thì sẽ rất khó khăn để giải đáp các vấn đề trong công việc và bạn vẫn sẽ không bao giờ khá hơn hay giỏi hơn được. Chính vì thế, hãy tập thay đổi tâm tư, lối sống của mỗi chúng ta, mở lòng mình ra hơn và hãy thân thiện với mọi người. Đồng ý là sẽ có những người tốt và xấu, nhưng cứ thử kết bạn đi nhé, biết đâu bạn sẽ tìm được một người đồng nghiệp chân ái của cuộc đời mình thì sao?
Trong các mối quan hệ, tất nhiên sẽ có người thật lòng thích mình và cũng sẽ có người ghét mình. Đi làm cũng vậy, bị đồng nghiệp nói xấu là một chuyện rất bình thường và nó sẽ luôn xảy ra mà mình không thể nào kiểm soát cũng như không nên bỏ thời gian quý báu của mình ra mà đi lấy lòng người khác. Vì chuyện đó là một chuyện rất ư là bình thường và tất yếu, nên bạn hãy cứ là chính mình, nếu được mọi người góp ý để bạn tốt hơn, hãy lắng nghe. Còn những chuyện họ nói sau lưng bạn, hãy bỏ ngoài tai và thay vì quan tâm những lời lẽ đó, bạn hãy tập trung, dồn hết sức lực vào công việc của mình. Chỉ cần vậy thôi là bạn đã hơn người ta một bậc rồi đấy!
Sự xung đột ý kiến trong một cuộc tranh luận là không thể tránh khỏi, phải có những ý kiến trái chiều thì người lãnh đạo mới có thể chọn ra một phương pháp tốt nhất. Nhưng chúng ta phải tranh luận song song với việc tôn trọng đối phương, không nên tranh luận đến mức cãi lộn, quát tháo, điều đó là không nên. Hãy bình tĩnh đưa ra dẫn chứng, lí do tại sao, hiệu quả để cuộc tranh luận diễn ra không quá gay gắt, có thể giúp cho công việc của mình trở nên tốt hơn, học hỏi được nhiều hơn.
Lương là một vấn đề khá đau đầu và nhạy cảm. Trong một môi trường làm sẽ có người ganh ghét , sẽ có người đặt câu hỏi tại sao mình làm việc nhiều hơn họ mà lương họ là cao hơn mình? Nếu như bạn cảm thấy lương không phù hợp với bạn, lương quá ít hoặc bạn thì làm nhiều việc hơn người khác nhưng lương lại thấp hơn? Vậy thì bạn nên đi tìm gặp trưởng phòng hoặc leader của mình và nêu rõ quan điểm. Bạn hãy bàn bạc thẳng thắng về lương của mình với leader để có thể được giải quyết càng sớm càng tốt, bạn cũng sẽ làm việc vui vẻ hơn.
Có người nói môi trường làm việc cũng như là ngôi nhà thứ hai của mình vậy. Đầu tiên hãy chọn cho mình một công việc mà bản thân thật sự yêu thích, tiếp theo là phải chọn môi trường làm việc. Bạn hãy chọn cho mình một môi trường làm việc năng động hoặc thân thiện, nơi mà bạn sẽ đến làm việc 8 tiếng mỗi ngày hoặc có khi hơn. Hãy đảm bảo rằng mình thật sự thích môi trường đó, một môi trường mà đồng nghiệp thân thiện, sếp tâm lý, có các hoạt động vui chơi vào các kì nghỉ lễ, tổ chức các buổi liên hoan,... như vậy sẽ gắn kết được các nhân viên lại với nhau và bạn sẽ cảm thấy “mỗi ngày đi làm là một niềm vui”, vừa đáp ứng được nhu cầu làm việc, vừa giúp cho công việc của bạn suôn sẻ, phát triển hơn.
Đừng ngần ngại đặt câu hỏi với đồng nghiệp về những thắc mắc của mình, nếu bạn muốn tốt lên hãy hỏi và hỏi, nhưng hãy chỉ hỏi những việc khó khăn đối với bạn, còn những việc có thể tự mình làm, hãy tự học hỏi thêm, tự bản thân trau dồi kinh nghiệm vì không ai có thể trả lời hết những câu hỏi của bạn, như vậy cũng sẽ rất phiền cho người khác