Những điều bạn cần biết về công việc của nhân viên Phục Vụ Nhà Hàng

Nhân viên phục vụ nhà hàng là một trong những công việc truyền thống của ngành F&B. Họ là đội ngũ nòng cốt của bất kỳ nhà hàng nào. Mặc dù đây là công việc rất dễ dàng ứng tuyển, để có thể thành thạo việc phục vụ nhà hàng và đạt hiệu suất cao trong công việc là điều mà không phải nhân viên nhà hàng nào cũng nắm vững. Trong bài viết này, hãy cùng Hufr tìm hiểu thêm về công việc này nhé.



Thế nào là nhân viên phục vụ nhà hàng?

Một cách dễ hiểu nhất, nhân viên phục vụ nhà hàng hay bồi bàn là những người làm việc cố định hoặc bán thời gian tại các nhà hàng. Họ sẽ có nhiệm vụ chính là phục vụ các yêu cầu của khách hàng có liên quan tới dịch vụ được cung cấp bởi nhà hàng.


Mô tả chung về công việc nhân viên phục vụ nhà hàng

Hầu hết các trang web về giải pháp tuyển dụng đều đính kèm mô tả công việc hay tiếng Anh gọi là Job Description (JD). Về cơ bản, quy trình phục vụ khách hàng sẽ bao gồm các bước chính như sau:

Bước 1: Chào hỏi và lấy order từ khách. Trong trường hợp khách cần tư vấn, nhân viên có thể giới thiệu khách hàng các món ăn và đồ uống mà nhà hàng phục vụ. 

Bước 2: Nhận order chuyển tiếp cho bộ phận làm bếp (hoặc pha chế nếu là đồ uống) và thu ngân.

Bước 3: Nhận đồ ăn từ bộ phận nhà bếp. Kiểm tra đầy đủ số lượng đồ ăn và đồ uống trước khi đưa ra bàn. 

Bước 4: Bày món trên bàn cho khách. Sẵn sàng trả lời câu hỏi của khách trong quá trình phục vụ. Chủ động hỏi khách cất bớt bát đĩa thừa trên bàn

Bước 5: Lấy hóa đơn từ bộ phận thu ngân và cùng khách kiểm tra kỹ trước khi thanh toán.

Bước 6: Chào khách và cảm ơn khách khi ra về.


Những công việc khác mà bạn phải làm

Ngoài phần mô tả chung kể trên, thực tế khi đi làm, những bạn làm công việc này còn phải làm những nhiệm vụ khác trước và sau ca làm.

Trước ca làm:


  • Kiểm tra vệ sinh chung của nhà hàng
  • Quét dọn, lau dọn mặt sàn và bàn
  • Kiểm tra menu trong ngày, chú ý tới các món đặc biệt trong tuần, lưu ý về các chương trình khuyến mãi của nhà hàng
  • Sắp xếp bàn ghế ngay ngắn
  • Sắp xếp khăn trải bàn, các gia vị như nước mắt, muối tiêu, chanh cắt, xì dầu, giấy ăn, tăm, v.v.


Sau ca làm:

  • Kiểm tra sổ đặt bàn
  • Chuẩn bị bàn ăn cho ca tiếp theo hoặc ngày tới
  • Kiểm tra vệ sinh chung của toàn nhà hàng
  • Ghi chú thêm vào sổ bàn giao
  • Kiểm tra toàn bộ các thiết bị điện và đóng cửa


Các kỹ năng cần có của một nhân viên phục vụ nhà hàng


Kỹ năng nắm bắt thông tin

Khi vào làm, nhân viên cần nắm kỹ những quy định trong nhân viên nhà hàng, và có thể hỏi thêm quản lý về những quy định, yêu cầu đặc biệt. Như đã nói ở trên, nhân viên cần chủ động nắm bắt thể lệ của các ưu đãi, chương trình khuyến mãi của nhà hàng để kịp thời thông báo tới khách.

Trong ca làm, kỹ năng nắm bắt thông tin sẽ giúp nhân viên để ý tới các sự điều chỉnh về menu, nhân sự trong ca làm, các yêu cầu từ phía khách để kịp thời hỗ trợ.



Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý vấn đề

Công việc phục vụ ở nhà hàng đòi hỏi nhân viên phải hết sức nhanh nhạy. Chính vì vậy, bộ kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và xử lý vấn đề cực kỳ quan trọng.

Trong quá trình phục vụ khách hàng, có vô số “tai nạn” ngoài ý muốn có thể xảy ra ví dụ như làm đổ cơm của khách, làm vỡ thức ăn đưa lên, nhầm đơn hàng, tính sai, v.v. Trong các tình huống như vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh. Hãy xử lý các vấn đề theo quy trình được đào tạo. Trong trường hợp không thể tự xử lý, bạn cần nhanh chóng báo cáo với quản lý để xin chỉ thị. 

 

Kỹ năng quản lý cảm xúc

Chúng ta đang sống ở thời đại mà “thái độ quyết định tất cả mọi thứ”. Việc làm F&B nói chung đòi hỏi bạn phải có tinh thần thép, có thể chịu đựng được những sự áp lực đến từ công việc hay thậm chí thái độ không mấy thiện chí đến từ đồng nghiệp và khách hàng.

Ai trong chúng ta cũng có những lúc vui buồn, thế nhưng sự chuyên nghiệp của 1 nhân viên phục vụ được thể hiện ở cách người đó phân biệt rạch ròi giữa cong và tư, quản lý công việc tốt.

Một điều khác mà Hufr luôn nhắc tới trong các bài viết của mình là phương châm “khách hàng là thượng đế.” Phương châm này không ám chỉ đến việc nhân viên phục vụ phải nhún nhường trước mọi yêu cầu vô lý và thái độ thiếu thiện chí của khách hàng. Tuy nhiên, trong tình huống như vậy, bạn càng phải giữ được sự bình tĩnh, cư xử đúng mực và lịch sự. Nếu bạn có thể làm được điều này, bạn sẽ tôi rèn được sự bản lĩnh giúp bạn có thể tồn tại ở bất kỳ vị trí và công việc nào.


Kỹ năng ngoại ngữ (tùy vào từng nhà hàng cụ thể)

Đa số các nhà hàng phân khúc thấp và trung đều không đòi hỏi nhân viên bắt buộc phải biết ngoại ngữ. Tuy nhiên, hiện tại mỗi năm Việt Nam đều đón chào rất nhiều khách du lịch đến từ nước ngoài. Bởi vậy, có kỹ năng ngoại ngữ cũng sẽ giúp bạn giao tiếp dễ dàng hơn với những khách hàng là người nước ngoài, tạo lợi thế cạnh tranh trong công việc.


Để biết thêm thông tin về việc làm nhà hàng, việc phục vụ nhà hàng, việc F&B nói chung, v.v. và tìm kiếm công việc ở ngành này tài thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, hãy đến với Hufr.io.


Bạn đang tìm việc làm? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí