Kỹ năng Giao tiếp tốt - Chìa khóa thăng tiến trong sự nghiệp

Những ai làm trong ngành F&B đều nhận thấy kỹ năng giao tiếp đều cần thiết cho tất cả nhân viên hay quản lý đang ở vị trí nào. Đây là công cụ hỗ trợ giúp bạn tự tin tiến đến những mục tiêu về sự nghiệp và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, đồng nghiệp và ngay cả gia đình, bạn bè trong cuộc sống thường ngày.

Nhưng không phải ai cũng bản năng có kỹ năng giao tiếp trong công việc tốt, có thể hiện giờ bạn đang cảm thấy kỹ năng này cần được trau dồi? Bạn chưa thể hiện được toàn vẹn ý tưởng quả mình cho sếp? Bạn cảm thấy lạc lõng giữa môi trường làm việc? Vậy hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về đâu là kỹ năng giao tiếp bạn cần cải thiện nhé!

Vai trò kỹ năng giao tiếp trong công việc?

Kỹ năng giao tiếp (hay còn được gọi là Communication skills) là bao gồm sự ứng xử, nguyên tắc, nghệ thuật và tương tác qua lại, nó thuộc phạm trù ngôn ngữ. Giao tiếp trong công việc cần sử dụng các phương tiện như nói, ngôn ngữ thể hình nhằm diễn đạt được thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục được đối phương. 

Trong quá trình làm việc, kỹ năng giao tiếp giúp bạn tiếp nhận thông tin, từ thông tin xây dựng nên vấn đề, các mối quan hệ trong công việc. Nếu áp dụng giao tiếp tốt, mọi người sẽ thấu hiểu nhau hơn, tạo ra sự đồng cảm, hiểu nhau hơn và tiến đến những mục đích chung. Từ đó thúc đẩy hiệu suất làm việc của đội nhóm và gắn kết tinh thần của mọi người tốt hơn.

Trong ngành F&B, đây là kỹ năng để bạn đánh giá sự phát triển của bản thân, vì trong quá trình giao tiếp, bạn cần lắng nghe và đặt những câu hỏi, các thông tin đến được tiếp nhận và xử lý. Và từ đây bạn sẽ chắt lọc những kiến thức cần thiết cho bản thân, bạn sẽ nhận thức được những quan điểm lệch chuẩn và thay đổi, cải thiện chính mình phù hợp hơn để tiến xa hơn trong sự nghiệp sau này.


Bí quyết áp dụng để thăng tiến trong sự nghiệp

  • Truyền tải đầy đủ, dễ hiểu và tránh dài dòng

Kỹ năng giao tiếp trong công việc hiệu quả là khi trình bày những thông tin cần truyền đạt đến người nghe, hãy thẳng thắn và đi vào vấn đề. Đưa ra những ý chính cần trao đổi, không lan man, dài dòng chỉ tốn thời gian cho hai bên. Bạn có thể dành một vài giây suy nghĩ, nhưng đừng để người khác thấy khó hiểu từ những câu dẫn dắt không đi vào trọng tâm.

  • Sự tự tin

Bên cạnh thông tin cần truyền tải, sự tự tin tỏa ra từ bạn cũng giúp người đối diện chú ý hơn. Tự tin có thể hiện qua giọng điệu, như bạn nói chậm, lí nhí thì nên học cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Bên cạnh đó cũng thể hiện qua hình thể như ngẩng cao đầu, 

Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách khẳng khái, rõ ràng hơn nhé!

  • Học cách lắng nghe

Giao tiếp là từ nhiều phía, bạn không thể chỉ than phiền và nói về bản thân, thậm chí ngắt lời người khác đang nói thì sẽ khiến người đối diện cảm thấy nhàm chán. Thực tế nhiều người vẫn chưa học được cách lắng nghe hiệu quả. Nhưng khi bạn lắng nghe đúng cách, là bạn đã thể hiện đang quan tâm và tôn trọng đến vấn đề đang bàn bạc. Khi bạn lắng nghe và chú tâm câu chuyện từ người đối diện, có thể kết hợp với một số cử chỉ nhỏ đến đối phương biết bạn đang thật sự quan tâm như gật đầu, mỉm cười, phản hồi có suy nghĩ,...

  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Quan sát đối phương thông qua ngôn ngữ cơ thể có thể biết được tâm trạng của đồng nghiệp, sếp hay khách hàng của bạn đang vui, buồn, mệt mỏi, lo lắng,.. Bạn có thể đoán được tâm trạng để sử dụng ngôn từ phù hợp, điều chỉnh hội thoại không căng thẳng, thoải mái, hay cả mở rộng nội dung hội thoại bằng cách quan tâm đối phương.

Đối với bạn, khi sử dụng kỹ năng giao tiếp hãy dùng ánh mắt nhìn vào người đối diện, thả lòng, mỉm cười và thoải mái, nhưng đừng lạm dụng ngôn ngữ cơ thể quá mức sẽ gây ra ấn tượng xấu.

  • Phê bình mang tính xây dựng

Khi làm việc không tránh được những bức xúc về sai lầm của đồng nghiệp, nhân viên. Nhưng hãy đảm bảo lời phê bình không bị chi phối bởi cảm xúc và người đối diện hiểu được bạn đang muốn truyền đạt điều gì. Đừng chỉ trích một cách ác ý, sẽ làm xấu đi hình ảnh của bản thân đến người xung quanh, đặc biệt là người bị chỉ trích.

Cũng thường sử dụng những lời khen để thúc đẩy mọi người làm việc tốt hơn, cũng là cách gắn kết hơn với đồng nghiệp và khách hàng.

https://lh5.googleusercontent.com/08guLs9IPX20fjnojevJcLTiK1x1IO2gXJXKWm2i6wzPHcYrIwxqLRIvhjLKot_DB6r0PAbGTVP4HGnp5BeaBaRiRkY3dlVN_PGJCV3GHxM2PwGxBBE22NFqyEUY8L9XVZZgmq1m=s0

 Kỹ năng giao tiếp ứng dụng trong công việc

Giao tiếp với quản lý/ cấp trên

  • Cấp trên luôn là người có năng lực và có trách nhiệm những công việc khó hơn bạn. Nên khi giao tiếp với cấp trên bạn hãy giữ xưng hô một cách lịch sự, kết hợp với cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể tôn trọng và nghiêm túc với vấn đề cần trao đổi.
  • Không nịnh hót, xu nịnh, hạ thấp danh dự của bản thân để đạt được những mục đích cá nhân. Sếp luôn là người tỉnh táo, dễ nhận biết nhân viên nào không chân thành.
  • Lắng nghe và chia sẻ một cách thẳng thắn những vấn đề bạn quan tâm, sau đó hãy nói đến ý kiến, góp ý của bạn. Để sếp hiểu được tường tận vấn đề và ra quyết định, để tránh sếp hiểu lầm bạn có động cơ xấu khác.

Giao tiếp với đồng nghiệp

  • Thiết lập các giới hạn, đừng nói chi tiết quá về cuộc sống cá nhân của mình, đặc biệt đừng nói trong quá trình làm việc, bạn có thể chia sẻ những lúc ngoài giờ làm nếu thật sự tin tưởng. Vì sẽ bị đánh giá đặt nặng việc cá nhân riêng tư mà không tập trung vào chuyên môn.
  • Bạn không có quyền chửi bới hay sai khiến lung tung các đồng nghiệp khác hay nhân viên cấp bậc thấp hơn. Hãy dành những lời góp ý chân thành, lời khen để thúc đẩy hiệu suất công việc tốt hơn.

Giao tiếp với khách hàng

  • Ghi nhớ thông tin căn bản về khách hàng sẽ tạo một ấn tượng tốt, bạn biết được cách xưng hô và cách trò chuyện phù hợp. Giữ thái độ tốt, luôn có nét mặt thái độ thoải mái, mỉm cười và tôn trọng họ là người quan trọng.
  • Trong F&B, sẽ tiếp xúc nhiều khách hàng khác nhau, hãy đảm bảo tính nhất quán trong cách giao tiếp trong công việc,không nên tỏ thái độ vui vẻ trong lần đầu tiên mà cư xử kỳ cục trong lần tiếp theo. Và đặc biệt không nên tự định danh khách hàng và có cách cư xử phân biệt.


Mong rằng bạn sẽ tự tin trau dồi cho mình những kỹ năng giao tiếp trong công việc hiệu quả hơn. Đây chắc hẳn là chiếc chìa khóa giúp bạn mở rộng, vững tin hơn trên con đường sự nghiệp trong lĩnh vực F&B, một ngành hàng rất chú trọng đến kỹ năng này!





Bạn đang tìm việc làm? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí