Lương của Bếp Phó và những điều quan trọng khác bạn cần biết

Hufr gần đây đã bàn luận về tầm quan trọng của sous chefs (bếp phó) trong ngành F&B. Tuy nhiên, ở bài này chúng ta sẽ tập trung nhiều hơn vào lương thưởng của vị trí này, và các thông tin khác ví dụ như tính cách, kỹ năng và trình độ học vấn cần thiết để được tuyển làm 1 bếp phó. Hãy cùng tìm hiểu với Hufr nhé! 

Đầu tiên, sous chef kiếm được bao nhiêu? 

Bất cứ khi nào chúng ta ứng tuyển, một trong những yếu tố quan trọng nhất là lương thưởng. Trong nhà hàng hoặc khách sạn, sous chefs thường có mức lương dao động từ 8 đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên con số chính xác sẽ phụ thuộc vào nơi họ làm việc, quy mô và yêu cầu của công việc, và kinh nghiệm thực chiến sẵn có của người đầu bếp. 

Nhà hàng và khách sạn sang trọng (4-5 sao) bao giờ cũng trả lương cao hơn những nơi vừa và nhỏ. Những tổ chức danh giá như vậy thường đòi hỏi rất nhiều từ sous chefs và yêu cầu họ phải làm nhiều giờ. Đầu bếp làm theo hợp đồng cho trường học hoặc công ty/ văn phòng sẽ được trả lương ít hơn nhưng vì có giờ làm nhất định nên việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân dễ dàng hơn rất nhiều. 

Ngoài lương tháng, rất nhiều sous chefs được hưởng đồ ăn thức uống miễn phí và cơ hội ở tại nơi làm việc đặc biệt là ở các biệt thự hoặc khách sạn lớn. Bên cạnh đó, khi sous chef phải đi công tác để thay phiên cho nhân viên của bếp khác (thường được gọi là relief sous chef), họ sẽ được lo chi phí đi lại cũng như nơi ở. 


Sous chefs cần những kỹ năng gì để phát triển trong ngành? 

Không phải ai cũng phù hợp với công việc sous chef. Vị trí này yêu cầu sự đam mê, tận tụy và kinh nghiệm thực chiến. Ngoài ra, bếp phó cần có các kỹ năng nấu nướng toàn diện để có thể làm việc trong hầu hết các khu vực của bếp, kỹ năng đối nhân xử thế và khả năng làm việc trong môi trường đầy áp lực. Sous chef còn là những người lãnh đạo có tính kỷ luật cao để đào tạo và tạo động lực cho đầu bếp cấp dưới. 

Nhìn chung, những nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những kỹ năng sau đây ở một sous chef: 

  • Chuẩn bị, nấu nướng và bày biện món ăn sáng tạo
  • Sử dụng nguyên liệu và công thức nấu nướng hiệu quả và sáng tạo
  • Hướng dẫn và đào tạo  
  • Giao tiếp và đàm phán 
  • Làm việc trong môi trường áp lực
  • Xác định và giải quyết vấn đề nhanh chóng 
  • Tổ chức và quản lý thời gian 
  • Hiểu biết về máy tính và các thiết bị đồ dùng trong bếp
  • Lãnh đạo và đưa ra quyết định
  • Làm việc nhóm
  • Quản lý ngân quỹ
  • Có tiêu chuẩn cao 
  • Thay phiên ở tất cả các khu vực bếp nếu cần
  • Hiểu biết về ngành dịch vụ và cung cấp dịch vụ ăn uống
  • Hiểu biết về nhu cầu của khách hàng 

Đây là những kỹ năng chính mà một sous chef cần trau dồi và phát triển, đặc biệt là trong những cơ sở và tổ chức danh giá. Yêu cầu về kỹ năng sẽ giảm đi tương ứng với trách nhiệm ở những bếp nhỏ hơn. 


Những phẩm chất nào làm nên một sous chef giỏi? 

Là một bếp phó không chỉ cần dựa vào kỹ năng nấu nướng giỏi. Khi quan sát những đầu bếp đặc biệt thành công trong giới ẩm thực, chúng ta sẽ thấy được một vài phẩm chất cần thiết ví dụ như tính sáng tạo, đam mê, sự dũng cảm, sự đổi mới cách tân, và sự quyết đoán. 

Ngoài ra, sous chef còn là một người điềm tĩnh, tự tin, có kỷ luật và luôn tò mò. Những nhà tuyển dụng khi nói về bếp phó còn nhắc đến sự chịu khó tiếp thu, luôn sẵn sàng phát triển cải thiện kỹ năng của bản thân, biết quan tâm, có hoài bão, và chú ý đến tiểu tiết. 


Sous chefs cần những bằng cấp nào? 

Trong những tổ chức vừa và nhỏ, chúng ta có thể thấy những sous chef không có bằng cấp và họ dựa vào kinh nghiệm của mình để thăng tiến trong công việc. Tuy vậy, các cơ sở lớn và chuẩn hóa như khách sạn khách sạn 5 sao sẽ đòi hỏi đào tạo chuyên sâu và bằng cấp danh giá. Mỗi tổ chức cũng có yêu cầu riêng phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp nên bạn hãy nghiên cứu thật kỹ mô tả công việc để kiểm tra độ phù hợp của bản thân. 

Chứng chỉ ẩm thực: đây là cách nhanh nhất để dấn thân vào thế giới ẩm thực chỉ với dưới 1 năm đào tạo. Các khóa học ngắn này thường tập trung vào kinh nghiệm thực tế và bạn sẽ được học một số chứng chỉ như làm bánh, kỹ năng ẩm thực và khoa học thực phẩm. 

Cao đẳng ẩm thực (nâng cao): Đây là bằng cao đẳng hoặc cao đẳng nâng cao học mất thêm từ 1 đến 2 năm nữa. Sau khi hoàn thành, sinh viên sẽ có thêm kiến thức về thực phẩm quốc tế, an toàn thực phẩm và chuỗi cung ứng thực phẩm. 

Bằng cử nhân: Đa số đầu bếp sẽ dừng sau khi hoàn thành bằng cử nhân nếu họ không muốn theo ngành nghiên cứu hoặc giảng dạy. Trong bậc này, sinh viên được đào tạo thêm về kỹ năng quản lý, marketing, tài chính… để vận hành và kinh doanh một nhà hàng. 


Con đường sự nghiệp của một sous chef

Muốn trở thành 1 sous chef, bạn có thể sẽ phải bắt đầu với vị trí thấp nhất trong bếp: người phụ việc, trợ lý, hoặc đầu bếp học việc. Nếu bạn chứng minh bản thân mình là người tài năng và tận tụy với công việc, bạn sẽ có thể được thăng tiến lên làm người nấu ăn (cook) và tổ trưởng tổ bếp (chef de partie). Tiếp đến sẽ là vị trí sous chef và cuối cùng, cao nhất trong bếp là bếp trưởng (còn được gọi là head chef/ chef de cuisine/ executive chef tùy thuộc vào tổ chức). 


Lời kết

Muốn trở thành một bếp phó giỏi lương cao đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và phẩm chất khác nhau. Hufr đã thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn để giúp các bạn trên con đường sự nghiệp làm một sous chef ở môi trường cạnh tranh cao này. 

Dù bạn đang đi tìm một công việc trong ngành dịch vụ, hay chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này, đừng ngần ngại. Hãy liên hệ với Hufr sớm nhất để nhận được sự tư vấn cũng như nguồn tài liệu dồi dào từ chúng tôi tại info@hufr.io! 


Bạn đang tìm việc làm? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí