Ngành F&B sau giãn cách tại Việt Nam

Mặc dù Covid-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt, các doanh nghiệp F&B có những chiến lược lâu dài để quay lại đúng hướng sau giãn cách.  

Trước Covid-19

Trong những năm gần đây, ngành F&B được đánh giá có tiềm năng phát triển nhất trong lĩnh vực dịch vụ với 540.000 nhà hàng, 22.000 quán cafes và quán bars. Doanh thu của ngành đạt $200 tỉ vào năm 2019, tương ứng với 34% tăng trưởng so với 2018. 

Trái lại với dự đoán của chuyên gia, 2020 chịu ảnh hưởng lớn vì dịch bệnh, khiến cho việc kinh doanh trì trệ. Doanh thu dừng ở mức 510.400 tỉ đồng, giảm 13% so với 2019. Ngành du lịch lữ hành “đóng băng” vì giãn cách xã hội liên tục khiến các doanh nghiệp F&B không còn lựa chọn nào khác ngoài đóng cửa. Vậy, các câu hỏi đặt ra cho ngành là “Làm cách nào các doanh nghiệp có thể hồi phục và phát triển bền vững sau giãn cách?”, “Làm thế nào để tận dụng hình thức O2O (Offline to Online)?” và “Giải pháp triệt để nhất để đối mặt với những thử thách mà Covid đặt ra là gì?” Hãy cùng tìm hiểu với Hufr qua bài viết dưới đây! 


Thích nghi để sống sót 

Từ khi Covid quay lại Sài Gòn, thị trường đã chứng kiến nhiều cửa hàng phá sản, thu hẹp, và trả lại mặt bằng. Các doanh nghiệp đều cố gắng thay đổi mô hình kinh doanh của mình để thích ứng với mùa dịch. Nhà hàng sang trọng cung cấp dịch vụ ăn uống tại chỗ phải chuyển từ phục vụ khách du lịch nước ngoài sang nhóm khách hàng nội địa. Kể cả cửa hàng sản phẩm truyền thống như bánh Trung Thu Ninh Hương tại Hà Nội cũng phải tương tác với khách qua mạng xã hội để giúp việc đặt hàng online nhanh chóng hơn. 

Khảo sát vào tháng 7 2021 cho thấy doanh thu online của cách doanh nghiệp tăng 1.5 đến 2 lần so với trước mùa dịch. Điều này chứng tỏ tiềm năng phát triển của ngành F&B, đặc biệt là trong hoạt động mua bán online. Các doanh nghiệp lớn đều thích ứng rất nhanh với “bình thường mới” và mở đường cho sân chơi E-commerce cũng như dịch vụ giao hàng tận nơi (delivery). Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể tham gia vào sân chơi này với nhiều cơ hội phát triển dù ở giữa mùa dịch. 

Đây cũng là giai đoạn lý tưởng cho tư duy chiến lược, phát triển nền móng doanh nghiệp và nguồn lực để tham gia và tận dụng cơ sở khách hàng của Lazada, Shopee và Tiki. Mặt khác, chủ doanh nghiệp còn có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng phụ thuộc vào ví trị địa lý và nền tảng online họ sử dụng. Một chuyên gia marketing cho rằng “Trong bối cảnh khách hàng không thể trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng thì chất lượng sản phẩm, quy trình giao nhận và marketing truyền miệng là những công cụ hiệu quả nhất để đẩy mạnh hình ảnh nhãn hàng”. 


Các chiến lược mở rộng 

Khảo sát của YoGov từ tháng 6 2021 cho thấy sự phổ biến của phương pháp thanh toán dùng thẻ hoặc ví điện tử với 51% khách hàng từ khi Covid bắt đầu đã chuyển sang hình thức này. Vì vậy, các doanh nghiệp F&B cần phải nhanh chóng nghiên cứu và đầu tư vào những kênh thanh toán nói trên để đảm bảo sự tiện lợi và thoải mái cho hoạt động mua sắm của khách hàng. 

Quyết định quan trọng thứ 2 là về mở rộng cửa hàng. Cụ thể, chủ doanh nghiệp nên cân nhắc ví trí tiếp theo thật kĩ lưỡng và mở chi nhánh lại nhiều quận khác nhau thay vì tập trung vào khu vực trung tâm nhất. Việc này sẽ giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn và shipper có thể đi lại 1 cách thuận tiện. 

Ngoài ra, cắt giảm chi phí và tránh lãng phí không quan quán sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm sau giãn cách. Tất cả phí thuê mặt bằng nên giữ trong khoảng 10-16% doanh thu để đảm bảo năng suất quán và tiềm năng lợi nhuận. Bên cạnh đó, đào tạo nhân viên đa nhiệm có thể giảm số lượng nhân viên cần thuê và phát triển nhân viên toàn diện hơn. 

Tự nhìn lại chính mình 

Mặc dù phải đóng cửa hàng và nhân viên làm việc online mùa dịch, rất nhiều doanh nghiệp vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng, lương, và chi phí PR để giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, đối với bà Nguyễn Hà Linh – chủ chuỗi nhà hàng Koh Yam Thai, đây là thời khắc tự nhìn lại mình và định hình lại nhãn hàng. “Chúng tôi tận dụng thời gian nghỉ này để cải thiện và chào đón khách quay trở lại với diện mạo mới mẻ và toàn diện hơn” – bà Linh nhận định. 

Các chủ doanh nghiệp cũng cần chú ý đến sự thay đổi trong thói quen mua sắm của khách hàng Việt và tìm cách mang đến trải nghiệm chất lượng cao và khác biệt sau mùa dịch. 


Tương lai ở đâu? 

Với một vài chuyên gia kinh tế như Thạc Sĩ Nguyễn Trí Hiếu, hiện tại chưa có ánh sáng nào cuối đường hầm nhưng ông cũng khẳng định nếu chúng ta có thể kiểm soát dịch bệnh, kinh tế có thể dần ổn định với từng ngành mở lần lượt, trong đó có ngành thực phẩm và đồ uống (F&B). 

Ông đề xuất cho shipper tự do đi lại nhưng vẫn đảm bảo an toàn, và để người dân đã tiêm vaccine đến những cửa hàng được kiểm soát về cả số lượng khách lẫn khoảng cách. Các xu hướng tiêu thụ sản phẩm lành mạnh và hữu cơ đã trở nên phổ biến trước Covid thì nay vẫn nên được phát triển. 

Với bà chủ tiệm bánh trung thu truyền thống Ninh Hương, bà cho rằng bất kể mô hình kinh doanh và nhóm khách hàng, phải luôn tập trung vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ thì mới có thể thành công được. 


Lời kết

Như vậy, chúng ta có thể thấy ngành F&B hoàn toàn có thể bứt phá sau giãn cách nhờ vào sự linh hoạt của các doanh nghiệp F&B hiện nay. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp lớn và tiểu thương làm mới bản thân, tìm kiếm cách phát triển phù hợp với mô hình kinh doanh của chính mình. Tất cả sẽ đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của ngành trong tương lai gần. 


Bạn đang làm việc trong lĩnh vực khách sạn? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí