Những điều cần biết về ngành Quản Trị Khách Sạn

Quản trị khách sạn chắc chắn không phải là một khái niệm đơn lẻ mà bao hàm rất nhiều công việc liên quan chặt chẽ với nhau. Để thành thạo công việc quản lý khách sạn tại Việt Nam, bạn nhất định phải sẵn sàng chịu nhiều trách nhiệm và hoàn thành đa dạng các nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, khả năng thích ứng và đối mặt với thách thức là điều rất cần thiết đối với nhà quản lý khách sạn.


Để tìm được việc làm khách sạn và doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ, hãy tìm hiểu cùng Hufr để biết thêm về ngành quản trị khách sạn, những công việc thường ngày của họ và những doanh nghiệp tiềm năng bạn có thể tìm việc nhé! Đây là bài viết đầu tiên của chúng tôi trong series về quản trị khách sạn, hãy đón chờ bài blog về tố chất cần thiết và lương của nhà quản lý khách sạn.



Quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn (Hotel Management) là tổ chức và quản lý mọi hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả, khoa học và linh hoạt. Nhìn chung, nhiệm vụ chính của một người quản lý khách sạn là thiết lập các quy tắc trong quá trình quản lý bộ phận của khách sạn: lễ tân, buồng phòng, ẩm thực, và sự kiện. Bên cạnh đó, họ cũng phải soạn báo cáo kết quả tài chính và ngân sách (thu/chi) liên quan đến hoạt động của khách sạn. 

Nếu bạn có tư duy nhạy bén, quan sát và nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhanh chóng thì chắc chắn đây là nền tảng để bạn thành công trong lĩnh vực khách sạn nói riêng và dịch vụ nói chung. 


Quản trị khách sạn có nhiệm vụ gì?

Tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng:


Quản lý và điều phối các hoạt động trong khách sạn

  • Duy trì và đảm bảo hoạt động của các bộ phận trong khách sạn một cách êm ả 
  • Thường xuyên kiểm tra chất lượng buồng phòng, vệ sinh sảnh và các lối đi 
  • Kiểm soát chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ đi kèm cho khách hàng
  • Giám sát thái độ, chất lượng phục vụ của nhân viên và đề xuất các điều chỉnh phù hợp 
  • Kiểm tra công tác bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, và tài sản của khách sạn


Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh

  • Hợp tác định kỳ với các bộ phận liên quan để đưa ra chỉ tiêu và định hướng cho khách sạn để lập kế hoạch kinh doanh phù hợp 
  • Triển khai kế hoạch hiệu quả, mang lại nguồn doanh thu cao, lợi nhuận đạt hoặc vượt chỉ tiêu đề ra


Xây dựng quy trình vận hành tiêu chuẩn cho khách sạn

  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để xây dựng mô tả công việc (Job Description) và quá trình đào tạo cho từng vị trí cụ thể 
  • Tiến hành và bảo đảm nhân viên làm việc theo đúng quy chuẩn, đồng thời giám sát để đưa ra các điều chỉnh cần thiết
  • Sửa đổi và cải thiện các quy trình sao cho phù hợp với định hướng và tầm nhìn của khách sạn


Một số nhiệm vụ khác

  • Thiết lập và giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác cung cấp và chính quyền địa phương 
  • Đại diện khách sạn phát ngôn với cơ quan báo chí, truyền thông 
  • Trực tiếp tham gia lên kế hoạch marketing và tiếp thị quảng bá hình ảnh của khách sạn
  • Tổ chức và giám sát các buổi hướng dẫn nghiệp vụ và đào tạo cho cấp dưới
  • Tổ chức và chủ trì các cuộc họp định kỳ trong khách sạn
  • Phê duyệt, đánh giá kế hoạch và thành tích của các bộ phận thuộc thẩm quyền quản lý
  • Chủ động đề xuất với ban lãnh đạo cấp cao giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành và doanh thu cho khách sạn 
  • Thực hiện các công việc khác được cấp trên giao phó



Học quản trị khách sạn ra trường làm ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ra trường có thể tìm việc làm khách sạn và dịch vụ ở một số cơ sở sau: 

  • Khách sạn, resort, khu du lịch nghỉ dưỡng ở các thành phố du lịch lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, và Đà Nẵng) 
  • Các doanh nghiệp và công ty du lịch, lữ hành 
  • Công ty tổ chức sự kiện và truyền thông du lịch 
  • Công ty cung cấp các loại hình dịch vụ tiệc (tiệc cưới, hội thảo, team building) tại nơi theo yêu cầu 
  • Bộ phận du lịch của các Sở, ban và ngành


Lời kết

Là một nhà quản lý khách sạn, bạn sẽ luôn phải cập nhật các chiến lược quản trị, sở thích du lịch và công nghệ mới để cải tiến khách sạn của bạn. Những xu hướng trong các ngành dịch vụ và ngành công nghiệp khách sạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người quản lý mô hình kinh doanh. Do đó, hãy luôn theo dõi và bắt kịp những xu hướng này nhé! Hy vọng bài viết đã cho bạn những thông tin hữu ích về nhiệm vụ của nhà quản trị khách sạn. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Hufr về cùng chủ đề. 


Hufr sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công cuộc tìm kiếm các vị trí trong ngành khách sạn/ dịch vụ và mở rộng kiến thức về lĩnh vực này. Hãy liên lạc với chúng tôi tại info@hufr.io

Bạn đang làm việc trong lĩnh vực khách sạn? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí