Những điều cần biết về ngành Quản trị Kinh doanh

Ngành Quản trị Kinh doanh được ví von như ngành học quốc dân nhờ cơ hội việc làm đa dạng. Hãy cùng Hufr tìm hiểu ngành cần tố chất gì và mức lương cơ bản nhé!


Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 

Trước khi chọn ngành và tìm việc Quản trị Kinh doanh tại Việt Nam, bạn cần hiểu rõ ngành này là gì. Nết xét theo lý thuyết, có rất nhiều định nghĩa khác nhau của Quản trị Kinh doanh. Tuy nhiên, hiểu theo cách đơn giản thì Quản trị Kinh doanh là hoạt động quản lý trong suốt quá trình kinh doanh để duy trì và phát triển công việc cho một doanh nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.



Khi theo ngành này, bạn sẽ tiếp thu được kiến thức đa dạng về các lĩnh vực kinh tế, marketing, kế toán, nhận sự, thị trường tài chính, môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế… Điều này đồng nghĩa với việc một ứng viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh sẽ cần nắm bắt được tổng thể cách thức vận hành cơ bản của bất kỳ công ty nào và các bộ phận có liên quan. Từ đó, vị trí này sẽ đưa ra các quyết định chiến lược để phát triển doanh nghiệp.


Tố chất cần thiết để theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh 

Ngành Quản trị Kinh doanh tại Việt Nam được đánh giá là rất năng động, đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy cao. Vì vậy, nếu bạn xác định muốn tìm việc trong ngành này tại Việt Nam, bạn cần có 5 tố chất sau đây: 


Đam mê kinh doanh

Yếu tố đầu tiên chắc chắn phải là đam mê với kinh doanh, có khát vọng làm giàu chân chính và không ngại khó khăn. Một cá nhân với sự yêu thích say mê với ngành sẽ có động lực chinh phục thử thách hơn. 


Tầm nhìn tương lai 

Một người chỉ biết suy nghĩ ngắn hạn, không có đầu óc phán đoán và tầm nhìn xa trông rộng thì không thể nào “sống sót” trong ngành Quản trị kinh doanh được. 

Do môi trường kinh doanh biến chuyển khôn lường, các nhà quản trị phải có năng lực tiên liệu, dự đoán dựa trên những thông tin kinh tế - chính trị - xã hội liên quan. Điều này sẽ giúp bạn xem xét và xây dựng những chính sách tương ứng với sự thay đổi của môi trường xung quanh một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp doanh nghiệp thích ứng và phát triển. 


Khả năng giao tiếp và tư duy nhạy bén

Ngoài việc giao tiếp với cấp dưới trong cơ quan, nhà Quản trị kinh doanh còn phải thường xuyên tương tác với khách hàng, đối tác, và các nhà đầu tư để tăng doanh thu hoặc mở rộng quy mô doanh nghiệp. Để tìm việc và thành công trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh mà tính cách còn rụt rè, hướng nội, bạn nên chủ động cải thiện điểm yếu này để có thể “xông pha” gia nhập thương trường. 


Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc sẽ có nhiều tình huống buộc bạn phải đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác trong thời gian ngắn. Vì vậy, khả năng tư duy nhạy bén và thực thế là không thể thiếu với vị trí này. 


Thành thạo ngoại ngữ và tin học

Để dễ dàng điều phối hoạt động và quản lý nhân sự trong thời đại 4.0 hiện nay, rõ ràng việc thành thạo ngoại ngữ và kỹ năng tin học sẽ giúp bạn có cơ hội thăng tiến và phát triển quan hệ với nhiều đối tác/ khách hàng nước ngoài hơn. 


Tố chất lãnh đạo

Muốn tiến xa trong ngành Quản trị kinh doanh, tố chất lãnh đạo là yếu tố không thể thiếu. Điều này giúp bạn thể hiện khả năng dẫn dắt và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp/ cấp dưới. Ngoài ra, một nhà lãnh đạo biết nắm bắt tâm lý và biết cách thuyết phục sẽ định hướng nhóm của mình thực hiện mục tiêu chung năng suất hơn.  


Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp 

Trong giai đoạn 5 năm 2020-2025, chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ cần hơn 250.000 vị trí cho nguồn nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh, theo ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh. 

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể tìm việc tại các vị trí sau:


Kinh doanh - Bán hàng

  • Chuyên viên/ trợ lý kinh doanh; Nhân viên phát triển thị trường; Nhân viên tư vấn quản trị thương mại
  • Trưởng phòng kinh doanh; Trưởng phòng trưng bày và giám sát kinh doanh
  • Quản lý kinh doanh vùng/ khu vực; Giám đốc kinh doanh; Giám đốc nhãn hàng



Marketing - Truyền thông

  • Nhân viên marketing/ truyền thông (digital, nội dung, SEO); Nhân viên nghiên cứu thị trường; Nhân viên quan hệ khách hàng 
  • Chuyên viên marketing; Trưởng phòng marketing/ truyền thông; Trưởng phòng dịch vụ khách hàng; Cán bộ hoạch định chiến lược truyền thông
  • Giám đốc marketing/ truyền thông; Giám đốc sáng tạo; Giám đốc thương hiệu


Mức lương của ngành Quản trị Kinh doanh tại Việt Nam

Trung bình sinh viên mới ra trường có thể nhận được mức lương từ 5-9 triệu đồng/tháng, trong đó nhân viên kinh doanh cơ bản được 5-7 triệu kèm hoa hồng và nhân viên marketing được 7-9 triệu đồng. 

Sau khi làm việc từ 1-2 năm, nhân viên kinh doanh sẽ được trả hơn 10 triệu đồng/tháng còn mức lương trung bình cho vị trí chuyên viên marketing/truyền thông sẽ là 12-17 triệu đồng.


Tạm kết

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về các tố chất cần thiết, các vị trí, và mức lương trung bình cho ngành Quản trị kinh doanh. Với một tấm bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng ... về Quản trị Kinh doanh, cơ hội nghề nghiệp sẽ mở ra, và việc làm nhà hàng, việc làm khách sạn nằm trong số đó.

Hufr sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công cuộc tìm việc Quản trị Kinh doanh trong ngành khách sạn/ dịch vụ tại Việt Nam và mở rộng kiến thức về lĩnh vực này. Hãy liên lạc với chúng tôi tại info@hufr.io

Bạn đang tìm việc làm? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí