Phân biệt ngành F&B và FMCG

Nhiều người vẫn nghĩ F&B và FMCG rất giống nhau nhưng thực sự không phải vậy. Tuy nhiên, trước khi đi vào từng sự khác biệt cụ thể của hai ngành này, hãy cùng Hufr tìm hiểu đặc điểm và vai trò của từng ngành nhé!



F&B là gì?

F&B (Food and Beverage) là ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống bao gồm nhà hàng, quán cafe, quán ăn, cửa hàng đồ ăn nhanh, quán bar/ pub/ lounge, v.v.

Việc làm F&B có thể bao gồm từ đóng gói, chuẩn bị đến vận chuyển và phục vụ đồ ăn hoặc đồ uống cho khách hàng. 

Một số dịch vụ phổ biến trong ngành F&B có dịch vụ bàn, dịch vụ buffet, tự phục vụ, dịch vụ một điểm (ví dụ: khu ăn uống, kiosk, take-away, máy bán hàng tự động), dịch vụ giao hàng tận nhà (home delivery), dịch vụ phòng khách sạn và dịch vụ xe đẩy…


Ngành F&B đóng vai trò thiết yếu ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cho sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp và thành phố. Ngành này có 5 vai trò chính đó là: 

  1. Cung cấp cho các nhu cầu ăn uống của khách hàng
  2. Tạo giá trị chăm sóc khách hàng
  3. Thúc đẩy doanh thu và giúp phát triển kinh tế khu vực và quốc gia
  4. Marketing 
  5. Tạo phễu khách hàng trung thành


FMCG là gì?

Đầu tiên các bạn cần hiểu thuật ngữ FMCG trong ngành kinh tế tài chính, viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, dịch ra là Sản phẩm và Hàng hóa tiêu thụ nhanh.

“Tiêu thụ nhanh” được định nghĩa là khoảng thời gian mà những hàng hóa này rời khỏi kệ của cửa hàng hay siêu thị nhanh ngọn, hoặc được sản xuất với số lượng lớn và giá thành trung bình. Mục đích của tất cả sản phẩm này đều để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày hoặc trong một khoảng thời gian ngắn của người tiêu dùng. 

Một số ví dụ phổ biến của các yếu phẩm hàng ngày trong FMCG là sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ dùng cá nhân, hay các đồ gia dụng. Các doanh nghiệp FMCG nổi tiếng trên toàn thế giới phải kể đến Unilever, P&G, Coca-Cola, và Nestle.



Vậy, ngành FMCG là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh được bày bán ở nhiều doanh nghiệp khác nhau trên khắp cả nước, ví dụ như nhà hàng, quán cafe, mạng lưới bán lẻ, và các chuỗi kinh doanh nhỏ trên khắp quốc tế. 

Cơ hội việc làm FMCG rất đa dạng nhờ vào nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa FMCG cũng củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo dựng niềm tin và sự trung thành với thương hiệu, đặc biệt là một số hãng như Colgate, Pantene, Oreo, và Comfort.


10 điểm khác biệt giữa F&B và FMCG

Mặc dù F&B và FMCG đều có vai trò đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng, hai ngành này không phải là một. 

Dưới đây là 10 điểm khác biệt giữa hai ngành này để giúp bạn phân biệt dễ dàng hơn:



Lời kết

Hy vọng bài viết đã giúp bạn phân biệt ngành F&B và FMCG cũng như xác định ngành công nghiệp mà bạn muốn tìm việc thử sức mình tại Việt Nam. 

Hufr sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công cuộc tìm kiếm các vị trí trong ngành F&B / dịch vụ và mở rộng kiến thức về hai lĩnh vực này. Hãy liên lạc với chúng tôi tại info@hufr.io

Bạn đang tìm việc làm? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí