Hiện nay có rất nhiều người lầm tưởng F&B và Dịch vụ là cùng một ngành. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy! Hãy tìm hiểu sự khác biệt cùng Hufr.io nhé!
F&B (Food and Beverage) là ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống bao gồm nhà hàng, quán cafe, quán ăn, cửa hàng đồ ăn nhanh, quán bar/pub/lounge, v.v.
Việc làm F&B có thể bao gồm từ đóng gói, chuẩn bị đến vận chuyển và phục vụ đồ ăn hoặc đồ uống cho khách hàng.
Một số dịch vụ phổ biến trong ngành F&B có dịch vụ bàn, dịch vụ buffet, tự phục vụ, dịch vụ một điểm (e.g., khu ăn uống, kiosk, take-away, máy bán hàng tự động), dịch vụ giao hàng tận nhà (home delivery), dịch vụ phòng khách sạn và dịch vụ xe đẩy…
1. Sản phẩm ngành F&B ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng: Kiểm soát chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp F&B vì bất kỳ sản phẩm nào không đáp ứng được tiêu chí an toàn sẽ ảnh hưởng đến thể chất của khách hàng và danh tiếng của doanh nghiệp.
2. Sản phẩm và nhu cầu mang tính mùa vụ, thời điểm cao: Yếu tố mùa vụ là cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược truyền thông, phát triển sản phẩm và điều chỉnh giá thành.
Ví dụ, sản lượng một số loại hoa quả như bơ, chôm chôm, măng cụt, vải… đều phụ thuộc vào mùa vụ.
3. Sản phẩm và dịch vụ F&B chịu tác động mạnh mẽ của văn hóa địa phương: Định nghĩa “văn hóa” đã bao hàm ẩm thực. Vì vậy, văn hóa địa phương chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhân thức của người tiêu dùng tại đó. Ví dụ: gia vị phải nêm nếm thế nào, những loại nguyên liệu nào là phổ biến và được chuộng bởi người dân?
4. Quản lý nhân sự là một trong các yếu tố cốt lõi đến sự hài lòng của khách hàng: Thái độ và phong cách làm việc của nhân viên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của thực khách. Do đó, doanh nghiệp cần chú tâm vào việc đào tạo và quản lý nhân viên sao cho đáp ứng được nhu cầu phục vụ của khách hàng và đạt tiêu chuẩn để duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Ngành F&B đóng vai trò thiết yếu ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cho sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp và thành phố. Ngành này có 5 vai trò chính đó là:
Ngành F&B thông thường chỉ có mặt trong các doanh nghiệp từ 3-4 sao trở lên. Còn với các hoạt động kinh doanh khác như nhà hàng và ăn uống độc lạ thì bạn cũng chỉ có thể tìm việc làm F&B tại các cơ sở cao cấp.
Một số bộ phận phổ biến của ngành F&B mà bạn có thể tìm việc tại Việt Nam bao gồm:
Dịch vụ là lĩnh vực phục vụ bao gồm các quá trình sản xuất/phi sản xuất và lưu thông hàng hóa để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ chính là kết hợp của giao dịch và phục vụ nhằm thỏa mãn trực tiếp cá nhân, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư.
Ngành dịch vụ được chia làm 3 nhóm chính:
Vậy căn cứ vào phần phân tích bên trên, chúng ta có thể thấy ngành F&B là một ngành cung cấp dịch vụ. Hay nói cách khác, F&B là tệp con và phân hệ nhỏ trong ngành dịch vụ. Ngành F&B chủ yếu mục đích để cung cấp dịch vụ ăn uống cho thực khách trong ngành du lịch và khách sạn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn phân biệt ngành F&B và dịch vụ cũng như xác định ngành công nghiệp mà bạn muốn tìm việc thử sức mình tại Việt Nam. Hufr sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công cuộc tìm kiếm công việc trong ngành F&B, việc làm ngành dịch vụ và mở rộng kiến thức về hai lĩnh vực này. Hãy liên lạc với chúng tôi tại info@hufr.io!