Tầm quan trọng của Graphic designer trong ngành F&B

Việc ăn uống bên ngoài không chỉ đơn thuần là một bữa ăn được chuẩn bị thịnh soạn hơn, đó còn là một buổi gặp gỡ đặc biệt mà tại đó, mỗi doanh nghiệp trong ngành F&B phải trở nên nổi bật với không gian và tính cách riêng. Khẩu vị của khách hàng cũng liên tục thay đổi, họ luôn mong đợi sự mới mẻ từ sản phẩm. Vậy nên, việc làm mới hình ảnh dần trở thành yếu tố được chú trọng của các chủ nhà hàng khách sạn.

Thông qua việc “chơi đùa” cùng bố cục, màu sắc, font chữ và những nội dung súc tích, các nhà hàng trong ngành F&B ngày càng thể hiện rõ cá tính thương hiệu. Thiết kế đồ họa là một nước đi mới mẻ trong truyền thông ngành F&B, thay vì quá tập trung vào đổi mới sản phẩm như trước kia.

Dưới đây là 2 hình thức truyền thông tham khảo, mà qua đó, thiết kế đồ họa có thể giúp các doanh nghiệp ngành F&B tiếp thị tốt hơn: 


Bao bì - Packaging design 

Packaging Design là loại hình thiết kế gần gũi và quen thuộc nhất với chúng ta, nó là thứ đầu tiên khách hàng nhìn thấy khi đặt giao hàng về, đôi khi, nó cũng là thứ khiến khách hàng tò mò để tới trải nghiệm một quán ăn nào đó. Từ gói bánh, hộp cơm hay bình nước, tất cả thiết kế đều nên được chú trọng và là phương tiện marketing hiệu quả để chủ doanh nghiệp gửi gắm cá tính thương hiệu vào. Các thương hiệu về thực phẩm, nước uống thì packaging càng đóng vài trò quan trọng, thiết kế phải khiến người xem cảm thấy thu hút và háo hức muốn thử bằng được. 

Khi các thương hiệu dành thời gian để làm những điều khác biệt một chút, sản phẩm của họ có thể trở nên thực sự nổi bật giữa đám đông. Cách thiết kế bao bì sáng tạo có thể nâng tầm sản phẩm và biến thực phẩm hàng ngày trở nên đặc biệt như thế nào. Chưa kể, liên quan trực tiếp đến việc tăng doanh số bán hàng và tiếng vang của thương hiệu. 

Một ví dụ về sự nổi bật là nhà hàng 7 West (mở cửa 24/7) ở Canada. Họ có một vấn đề cần giải quyết: Làm thế nào để bán được Pizza vào khung giờ tối muộn hay sáng sớm? Và đây là cách Graphic designer đưa cho họ câu trả lời. 

Người thiết kế đã tạo ra 12 mẫu hộp - một hộp cho mỗi giờ, sẽ được sử dụng vào thời điểm tương ứng. Phía bên trong nắp của mỗi hộp là những lý do hài hước tại sao giờ cụ thể đó là thời điểm thích hợp để đặt một chiếc bánh pizza (Ví dụ: bạn cần ăn Pizza lúc 1 giờ sáng vì bạn đã xem một series phim Netflix 5 giờ liền). Cách thiết kế bao bì sáng tạo có thể nâng tầm sản phẩm và biến thực phẩm hàng ngày trở nên đặc biệt như thế nào. Chưa kể, liên quan trực tiếp đến việc tăng doanh số bán hàng và tiếng vang của thương hiệu. 


Bộ nhận diện thương hiệu - Logo design 

Kinh doanh cũng giống như hẹn hò - bạn đang cố gắng thu hút đối tượng phù hợp và khiến họ yêu thích thương hiệu của bạn. Vì vậy, nói theo thuyết tương đối, logo của bạn giống như bức ảnh đại diện trên hồ sơ hẹn hò của bạn. Một bức ảnh ấn tượng sẽ khiến họ chú ý và bắt đầu cuộc trò chuyện với bạn. Và người làm công việc xây dựng “bộ mặt” đó cho bạn, chính là Graphic designer. 

Mọi yếu tố bạn có trên Logo của mình có thể gợi lên cảm xúc dành cho thương hiệu hoặc một thông điệp của thương hiệu bạn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang thông báo cho khách hàng biết về thương hiệu của bạn và cho họ biết liệu bạn có phù hợp với họ hay không. Logo của bạn sẽ xuất hiện ở hầu hết mọi điểm tiếp xúc mà bạn có: trên đầu trang web của bạn, trên banner chiến dịch, sản phẩm của bạn, trong email khuyến mãi, bao bì, phiếu giảm giá, quà tặng và bất kỳ địa điểm hoặc bất cứ ấn phẩm truyền thông nào về sau. Hãy luôn nhớ ràng, khán giả chú ý đến Logo của bạn nhiều hơn bạn nghĩ. 

Khi nói đến Logo thương hiệu Fanta, hình dạng quả cam tròn đã được sử dụng để đại diện cho hương vị và tên của sản phẩm Fanta Orange. Công ty Coca-Cola cũng đã sử dụng hình ảnh chiếc lá của quả cam để nổi bật thêm. 

  • Font chữ dày tinh nghịch được đặt trên logo thể hiện ý tưởng về nó là một thương hiệu và sản phẩm vui nhộn và tràn đầy năng lượng. 
  • Màu sắc trên logo cho biết nơi sản phẩm có thể được tiêu thụ, chẳng hạn như một địa điểm âm nhạc, lễ hội, bãi biển hoặc bất kỳ địa điểm hoặc địa điểm tương tự nào khác. 

Logo này cho chúng ta biết rằng đối tượng mục tiêu chính của Fanta Orange là khách hàng trẻ tuổi, vì họ là tập khách thường tham gia các sự kiện nêu trên, nhưng điều này không đồng nghĩa là nhóm khách lớn tuổi hơn không thể mua đồ uống này.


Sống trong một thế giới dễ bị sao lãng bởi các thông tin quảng cáo và những nội dung “mỳ ăn liền”, khách hàng dễ dàng trở nên hứng thú với những trải nghiệm mới mẻ và nhanh chóng quên những nội dung vừa đọc chỉ sau vài giây. Các doanh nghiệp trong ngành F&B cần nhanh chóng nắm bắt điều này và tận dụng sức mạnh từ công cụ thiết kế đồ họa để giữ chân khách hàng, khiến họ trung thành và ngày càng yêu quý thương hiệu của mình.




Bạn đang làm việc trong lĩnh vực khách sạn? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí