Thái độ tích cực là đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết, nhiệt tình, trung thực, cầu tiến và hơn thế nữa. Hãy thử tưởng tượng một nhân viên F&B hết giờ làm việc thì nhanh chóng rời nhà hàng/ khách sạn dù chưa hoàn thành trách nhiệm của mình? Nhân viên này không sẵn sàng làm việc ngoài giờ và thiếu sự nhiệt tình, cũng như không có ý thức giúp đỡ những đồng nghiệp sau ca mình. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động trơn tru và năng suất của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Khác với kiến thức chuyên môn bạn học được trong sách vở ở trường lớp hoặc từ kinh nghiệm thực tế làm việc, thái độ tích cực đòi hỏi mỗi cá nhân phải liên tục nhìn lại bản thân mình, thậm chí trải qua nhiều bài học “xương máu” để rèn luyện được cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn và chuyên nghiệp.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi bạn làm việc với sự tích cực, việc biến các tình huống xấu thành cơ hội là hoàn toàn khả thi. Ngoài ra, thái độ tích cực cũng là một cách để các nhân viên F&B thể hiện bản thân mình nên hãy luôn chọn sự lạc quan để hoàn thành nhiệm vụ đầy thử thách với năng suất cao nhất nhé!
Nhân viên F&B với thái độ tích cực lạc quan sẽ luôn sáng tạo để tìm ra giải pháp cho vấn đề bất chợt ập đến và vượt qua khó khăn thay vì phàn nàn hoặc biện minh. Những người có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình với năng suất cao thường trở nên thành công một cách nhanh chóng, học hỏi và tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc hơn người khác.
Trong một tập thể, nếu số người có thái độ lạc quan và làm việc tích cực chiếm đa số hoặc có tầm ảnh hưởng lớn sẽ giúp xây dựng đội nhóm hiệu quả. Nhờ những cá nhân này, các thành viên trong đội ngũ sẽ đoàn kết và nhiệt huyết khi xây dựng mục tiêu chung, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công việc.
Thái độ cầu tiến và khiến đồng nghiệp tin tưởng trong công việc sẽ giúp nhân viên F&B trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo. Giữa hai đối tượng tiềm năng, cùng kinh nghiệm cùng kỹ năng, cấp trên sẽ có xu hướng tín nhiệm người có thái độ tích cực và bình tĩnh ngay cả trong những tình huống căng thẳng nhất.
Trong ngành F&B, nhân viên hầu hết phải làm việc và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Khi khách hàng thấy được sự tích cực, niềm nở và thái độ chuyên nghiệp từ bạn, mối quan hệ giữa hai bên sẽ ngày càng gắn bó.
Đương nhiên, là con người, không phải trong hoàn cảnh nào cũng có thể giữ được sự bình tĩnh và lạc quan, đặc biệt khi bạn phải đối diện với những thử thách lớn, sự thiếu chuyên nghiệp của đồng nghiệp hoặc sự “khó chiều” của khách hàng. Hãy áp dụng một số tips dưới đây để duy trì sự tích cực khi làm việc trong ngành F&B nhé!
Một nụ cười sẽ phần nào giúp bạn hít thở sâu, bình tâm lại và suy nghĩ về cảm xúc của mình trước khi bộc lộ. Bên cạnh đó, một người luôn mỉm cười sẽ giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng và giảm sự căng thẳng với khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên.
Đừng đầu hàng ngay khi gặp khó khăn hoặc đổ trách nhiệm lên người khác! Bạn hãy chậm lại để suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau, học hỏi, và tìm giải pháp cho vấn đề của mình. Ngoài ra, đặt mình vào vị trí của người khác cũng sẽ giúp bạn đưa ra được các ý tưởng mới, sáng tạo và táo bạo.
Khi ở nơi làm việc, bạn cần phải cẩn thận với những cảm xúc cá nhân của mình, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực. Hãy để lại những vui buồn trong cuộc sống riêng trước khi bước chân vào nhà hàng/ khách sạn của bạn! Điều này sẽ giúp bạn thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách tập trung và chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp trong công việc không đồng nghĩa với sự giả tạo và chèn ép cảm xúc khiến bạn bức bối. Đây không những là thái độ tích cực, ôn hòa với khách hàng và đồng nghiệp mà còn là sự tôn trọng bạn dành cho bản thân và môi trường làm việc.
Tất cả những yếu tố của sự tích cực nói trên đều có thể học hỏi và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi mà không bó hẹp trong sách vở. Điều quyết định sự thành công của bạn chính là thái độ cầu tiến trong công việc, luôn khao khát học hỏi và thay đổi, cũng như chấp nhận thất bại.
Hufr sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công cuộc tìm kiếm các vị trí trong ngành dịch vụ và mở rộng kiến thức về lĩnh vực này. Hãy liên lạc với chúng tôi tại info@hufr.io!