Công việc sales đòi hỏi giao tiếp trực tiếp với khách hàng và làm chủ mọi hình thức cũng như tình huống giao tiếp. Để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, kỹ năng đầu tiên cần thành thục là trò chuyện với các bên liên quan, trong đó có khách hàng.
Trước hết, bạn cần có một giọng nói dễ nghe, giao tiếp một cách thông minh, tinh thế, và tự tin để không chỉ truyền tải thông tin tới khách hàng mà còn hiểu được mong muốn và dự định của họ.
Ngoài ra, nhân viên sales còn phải biết nắm bắt cảm xúc của đối phương, dẫn dắt cuộc hội thoại khéo léo, phán đoán và xử lý tình huống hiệu quả để có được sự tín nhiệm từ khách hàng.
Khách hàng dĩ nhiên khó có thể tiếp cận được với các sản phẩm và dịch vụ của bạn giữa vô vàn các công ty khác trên thị trường. Vì thế, người làm kinh doanh phải biết xác định, chủ động tìm kiếm và thu hút tệp khách hàng phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Điều này đồng nghĩa với việc hiểu rõ giao diện khách hàng và sở thích của họ để dễ dàng gây ấn tượng qua sự hỗ trợ của các công cụ quảng cáo, truyền thông và marketing.
Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đến kỹ năng teamwork hiệu quả, đặc biệt khi nhân viên sales phải theo đuổi một dự án/ hợp đồng lớn với khách hàng hay kinh doanh B2B.
Phối hợp tốt với các đồng nghiệp trong team vì mục tiêu chung sẽ giúp bạn hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ, gây ấn tượng tốt với khách hàng và tăng cơ hội thúc đẩy doanh số.
Ngoài ra, một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp cũng cần biết cách hợp tác chặt chẽ với các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp để tăng năng suất và giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh nhất có thể.
Chắc chắn trong doanh nghiệp dù là B2B hay B2C thì nhân viên kinh doanh cũng sẽ phải đối phó với nhiều vấn đề đột ngột phát sinh. Lúc này, bạn hãy đảm bảo giữ vững sự tự tin, bình tĩnh và nhẫn nại để nhìn nhận và hình dung được giải pháp cho những vấn đề đó. Một người sales thành công là người chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh, không nao núng trước khó khăn, luôn lạc quan và đúc kết kinh nghiệm cho các thử thách tiếp theo!
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển, dù bạn có làm việc trong ngành F&B, am hiểu cách vận dụng công nghệ và xu hướng công nghệ có thể được áp dụng trong công việc sẽ giúp ích nhất nhiều.
Ví dụ, sử dụng các nền tảng mạng xã hội là cách nhanh nhất để tiếp cận lượng khách hàng lớn qua marketing. Bên cạnh đó, những công cụ và phần mềm cũng khiến việc quản lý thông tin khách hàng và đảm bảo quy trình bán hàng thuận lợi.
Nếu bạn muốn tăng cơ hội việc làm trong ngành dịch vụ, hãy tăng hiểu biết và làm quen với các trang mạng xã hội, Microsoft Office, và các giải pháp video-conferencing (e.g., Zoom, Teams, Skype).
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ (i.e., Networking) không chỉ áp dụng với khách hàng mà còn với các doanh nghiệp khác. Bằng cách này, một nhân viên kinh doanh có thể mở rộng mạng lưới khách hàng của mình và tạo ra nhiều mối quan hệ cộng sinh với các cá nhân trong cùng lĩnh vực.
Bạn sẽ không biết khi nào một người đồng nghiệp, một người bạn, hay một khách hàng sẽ giới thiệu khách hàng tiềm năng tiếp theo cho bạn. Do đó, kỹ năng xây dựng mối quan hệ là không thể thiếu trong ngành F&B.
Kỹ năng nghe có vẻ lạ vì nhân viên kinh doanh thường chỉ suy nghĩ và tập trung vào việc chốt sales để tăng doanh thu cho công ty. Tuy nhiên, sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ sẽ luôn cần liên hệ để xin thêm thông tin hoặc bình luận về trải nghiệm của họ.
Vì vậy, nếu nhân viên sales không có kỹ năng giữ liên lạc, tích cực tương tác, và có thái độ hợp tác giúp đỡ, khách hàng mua một lần sẽ không có ý định trở lại. Bằng cách chăm sóc khách hàng sau sales nhiệt tình, bạn sẽ cho họ thấy được điểm đặc biệt của dịch vụ và sản phẩm công ty bạn cung cấp, khiến họ trở thành khách hàng trung thành trong tương lai.
Nhiều sales thường mắc lỗi nói quá nhiều mà không lắng nghe những nhu cầu và vướng mắc của khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Điều này dẫn đến việc trao đổi những thông tin và cách giao tiếp không trúng tâm lý khách hàng, dẫn đến thất bại.
Song song với việc giới thiệu sản phẩm, bạn nên lắng nghe những phản hồi của khách hàng, đặc biệt là nguyện vọng, sở thích và vấn đề của họ để khách hàng cảm thấy được thấu hiểu và an tâm sử dụng dịch vụ.
Nghệ thuật đàm phán là kết hợp hoàn hảo giữa tư duy nhạy bén, ứng xử nhanh nhẹn đồng thời nhẫn nại đưa ra lý lẽ và kiềm chế cảm xúc để thuyết phục khách hàng một cách khéo léo.
Hai kỹ năng này sẽ giúp bạn chinh phục cách khách hàng khó tính nhất nhờ sự tự tin, chuyên nghiệp và chiến lược dài hạn chứ không chỉ tập trung vào mục tiêu duy nhất là chốt sales.
Ngoài những kỹ năng kể trên, nhân viên kinh doanh cũng cần am hiểu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình một cách tường tận, rèn luyện phẩm chất kiên nhẫn và nhiệt tình. Và hãy nhớ luôn nở nụ cười và dùng lời cảm ơn làm câu cửa miệng!
Bài blog đã cung cấp những thông tin quan trọng về những kỹ năng cần thiết nhất của một nhân viên kinh doanh, đặc biệt là trong ngành dịch vụ. Nếu bạn muốn tăng cơ hội việc làm hoặc thăng tiến trong công việc, hãy rèn luyện những kỹ năng nói trên.
Hufr sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công cuộc tìm kiếm các vị trí trong ngành dịch vụ và mở rộng kiến thức về lĩnh vực này. Hãy liên lạc với chúng tôi tại info@hufr.io!