Trở thành bếp trưởng điều hành là giấc mơ của rất nhiều học sinh, thực tập sinh ẩm thực và các đầu bếp. Tuy nhiên, con đường để đạt được vị trí này không hề dễ dàng. Cũng như ở bất kỳ ngành nghề nào khác, một người cần rất nhiều năm đào tạo, tích lũy kinh nghiệm cũng như kỹ năng để thăng cấp. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những kỹ năng cần thiết mà mọi người cần mài dũa để trở thành bếp trưởng.
Mặc dù bếp trưởng điều hành không cần phải tham gia vào công việc nấu nướng, họ vẫn phải chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ liên quan tới nấu ăn như là chốt lại menu, đặt nguyên liệu, v.v. Bởi vậy, kỹ năng chuyên môn về ẩm thực là một điều cần thiết để bếp trưởng điều hành thực hiện tốt công việc của mình. Kỹ năng nấu nướng của họ cần đạt một trình độ cao nhất định để khiến cho những quyết định của mình thuyết phục hơn đối với nhân viên.
Với sự cạnh tranh khốc liệt ở ngành dịch vụ như ngày nay, mỗi bếp trưởng điều hành cần phải nâng cao kỹ năng chuyên môn để quản lý tốt hơn. Nấu ăn vốn là một hoạt động mà chúng ta làm mỗi ngày. Vì vậy, các xu hướng ẩm thực và công thức nấu được sáng tạo liên tục. Bí quyết để tạo nên thành công cho nhà hàng chính là nắm bắt được những xu hướng này cũng như khẩu vị của khách hàng.
Khi nói tới kỹ năng quản lý, cần nói tới khả năng quản lý những nhiệm vụ trong bếp của bếp trưởng điều hành. Không ai có thể tự mình đảm đương hết tất cả mọi việc, nên kỹ năng phân bổ công việc cho nhân viên là hết sức quan trọng.
Là người đứng đầu bếp, bếp trưởng điều hành cần nắm rõ năng lực mạnh, yếu của nhân viên để phân cho họ những việc phù hợp. Họ cũng chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên mới và giúp những nhân viên hiện tại phát triển chuyên môn. Thêm vào đấy, vì môi trường phòng bếp rất áp lực nên bếp trưởng điều hành cần chú trọng làm việc nhóm. Họ phải làm việc chặt chẽ với các nhân viên khác trong bếp để đảm bảo mọi thứ vận hành trôi chảy.
Bí quyết của làm việc nhóm hiệu quả nằm ở kỹ năng giao tiếp của người lãnh đạo. Thực chất bếp trưởng điều hành không cần phải là 1 người hướng ngoại hay hoạt ngôn. Tuy nhiên, họ cần có khả năng đưa ra những thông điệp rõ ràng để nhân viên làm theo.
Bên cạnh đó, bếp trưởng điều hành cần biết quan sát và lắng nghe tốt. Một bếp trưởng điều hành đã từng tâm sự rằng nhờ vào việc lắng nghe lời phàn nàn của 1 nhân viên về nước sốt của 1 món ăn mà ông ấy đã có thể nghĩ ra ý tưởng mới để hoàn thiện menu.
Bên cạnh đấy, kỹ năng quản lý ngân quỹ cũng rất quan trọng. Cụ thể, bếp trưởng điều hành có trách nhiệm phải quản lý ngân quỹ và chi tiêu để đảm bảo món ăn bán chạy và nhà hàng thu được lợi nhuận. Có rất nhiều kỹ năng nhỏ được bao hàm ở đây.
Trước hết, bếp trưởng điều hành cần phải quản lý chi phí nguyên liệu. Đây là loại chi phí chiếm nhiều nhất trong ngành dịch vụ. Chúng ta không cần phải mua những nguyên liệu quá đắt tiền. Thực tế thì những nguyên liệu cơ bản như là khoai tây là những thứ được dùng nhiều nhất trong phòng bếp. Để giảm thiểu lãng phí và kiểm soát ngân quỹ, bếp trưởng điều hành cần nắm rõ cần chuẩn bị nguyên liệu gì cho nhà hàng.
Bếp trưởng điều hành cũng chịu trách nhiệm lên menu. Họ phải đảm bảo mỗi 1 món ăn được định giá hợp lý. Bên cạnh đó, họ cần phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo món ăn tới khách hàng được nấu một cách an toàn, và từ đấy củng cố uy tín nhà hàng. Ngày nay, mọi thứ lan nhanh dễ dàng trên mạng xã hội. Chỉ 1 cọng tóc nhỏ được phát hiện trong đồ ăn của khách hàng cũng đủ để hủy hoại uy tín của nhà hàng.
Một phần nhiệm vụ của bếp trưởng điều hành chính là nghĩ ra những kế hoạch mới để phát triển nhân viên và nhà hàng. Điều này phản ánh tầm nhìn của người lãnh đạo đối với sự phát triển của tổ chức. Để đảm bảo là mọi thứ diễn ra trôi chảy, bếp trưởng điều hành cần phải nâng cao kỹ năng thực hiện và giám sát các kế hoạch mới.
Chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ của mỗi một bếp trưởng điều hành. Điều này gồm đào tạo nhân viên cách ứng xử với khách, phản hồi các yêu cầu hay đơn khiếu nại, kiểm soát lượt quay vòng của khách hàng, v.v. Ngành dịch vụ ngày nay chủ yếu xoay quanh việc làm sao để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Vì vậy, mỗi một bếp trưởng điều hành cần phải rất mạnh trong mảng này.
Kỹ năng xử lý vấn đề là kỹ năng bắt buộc của ngành dịch vụ. Kỹ năng này bao gồm việc xử lý feedback và khiếu nại từ khách, tìm nguồn cung thức ăn, xử lý số lượng order quá tải, v.v. Khi mọi thứ trở nên lộn xộn thì chính khả năng xử lý vấn đề của người lãnh đạo sẽ dẫn dắt mọi người cùng vượt qua khủng hoảng.
Một vài người vốn linh hoạt trong việc xử lý vấn đề. Tuy nhiên, kỹ năng xử lý vấn đề có thể được học và trau dồi thông qua trải nghiệm. Chính vì vậy, nếu bạn có cơ hội được làm việc ở các nhà bếp, hãy tận dụng những cơ hội này để học hỏi nhiều nhất có thể. Những điều này sẽ giúp bạn phát triển hơn trong tương lai.
Là người nắm quyền điều hành cao nhất phòng bếp, bếp trưởng điều hành là những nhân vật truyền cảm hứng. Tất cả chúng ta đều hiểu rằng nấu ăn là một việc rất khó khăn.
Mỗi ngày, để khách hàng có thể thoải mái tận hưởng món ăn, mỗi nhân viên trong bếp đều phải chạy đua vật lộn với thời gian và đơn order. Càng nhiều đơn nghĩa là càng nhiều lượng việc cho nhân viên. Vì vậy, với vai trò là người lãnh đạo, bếp trưởng điều hành lan tỏa tinh thần “có thể làm được mọi thứ” tới nhân viên. Chính sự nhiệt huyết và tích cực từ họ sẽ giúp nhân viên có động lực hơn để vượt qua căng thẳng.
Bếp trưởng điều hành thường được xem là hình mẫu cho nhân viên. Một người bếp trưởng điều hành tốt là người có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý, giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề tốt. Họ cũng nên là những người biết truyền cảm hứng tới nhân viên của mình để tất cả cùng đưa ra 1 kết quả tốt nhất.