Trở lại làm việc sau giãn cách xã hội

Chúng ta vẫn đang phải làm việc từ xa do ảnh hưởng của dãn cách xã hội. Tuy nhiên, rồi sớm hay muộn thì chúng ta vẫn phải quay trở lại làm việc. Bạn đã sẵn sàng thế nào cho việc này?

Ngày 10 tháng 9 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng covid trên cả nước. Mới đây nhất, vào ngày 13 tháng 9, Hà Nội khẩn trương tiến hành việc tiêm chủng cho tất cả người dân trên 18 tuổi toàn thành phố. Với việc ngày càng nhiều người được tiêm vắc-xin, chúng ta dự kiến sẽ nới lỏng việc giãn cách xã hội và quay trở lại làm việc trong thời gian sớm nhất.

Có một quan sát thú vị mà Hurf nhận thấy là rất nhiều người 50-50 cho việc này. Mặc dù lúc mới đầu mọi người có vẻ không thích việc làm việc ở nhà, vài tháng dãn cách đã khiến họ có những thói quen nhất định đối với hình thức làm việc này. Bởi vậy, việc quay trở lại làm việc không trở nên quá hấp dẫn đối với họ. Thực tế thì theo như 1 khảo sát ở trang Statista.com, hơn 1 nửa lao động Việt Nam cho rằng làm việc tại nhà đem lại hiệu quả tới rất hiệu quả. Chỉ tầm ⅕ cho rằng họ không thích việc làm việc tại nhà.

Dù thích hay không thích thì rồi chúng ta vẫn sẽ phải quay lại với việc đi làm. Trong bài báo này, hãy cùng Hurf tìm hiểu làm sao để khiến việc đi làm trở lại dễ chịu hơn.


Chú ý an toàn

Đa số mọi người vẫn do dự về việc quay lại làm việc vì lo lắng tưới sức khỏe. Hầu hết chúng ta sẽ đặt câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta lỡ nhiễm virus và lây cho người khác? Không ai có thể đảm bảo việc mình sẽ không mắc bệnh và càng nghĩ về điều này chỉ càng làm chúng ta lo lắng thêm.

Mặc dù những băn khoăn này rất dễ hiểu, thế nhưng quá lo lắng về điều tồi tệ nhất có thể xảy ra sẽ chỉ làm chúng ta càng kiệt sức hơn. Thay vào đó, chúng ta có thể có những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và những người khác.

Lời khuyên từ Hurf:

  • Làm theo chỉ thị 5K của chính phủ - Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách an toàn - Không tụ tập.
  • Khai báo y tế, cài đặt app Bluezone để theo dõi ca bệnh
  • Tập thể dục tại nhà ví dụ như tập yoga và thiền. Sức khỏe tinh thần cũng đóng 1 vai trò quan trọng như sức khỏe thể chất.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng.

Nếu như bạn cảm thấy rằng các biện pháp an toàn ở nơi làm việc không đủ đảm bảo, ví dụ như thiếu nước rửa tay ở cửa ra vào hoặc là có một ai đấy không đeo khẩu trang, hãy báo cáo điều này ngay cho các cấp quản lý. Trận chiến đối với dịch bệnh là “một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Bởi vậy, tất cả mọi người cần phải tuân thủ các quy tắc an toàn để đảm bảo sức khỏe chung cho cộng đồng.


Thay đổi thói quen ngủ nghỉ

Rất nhiều người đã thay đổi thói quen sinh hoạt sau những tháng ở nhà giãn cách. Chẳng hạn như nếu vào làm lúc 8h30 thì nhiều người sẽ dậy lúc 8h25, vệ sinh cá nhân và làm việc tới tận trưa. Bởi vì mọi người có thể dậy muộn, mọi người cũng có xu hướng ngủ muộn hơn vào buổi tối. Tuy nhiên, điều này sẽ là không thể nếu như chúng ta quay lại làm việc.

Một trong những bước để khiến bạn có 1 sự chuẩn bị tốt hơn là điều chỉnh lại giờ ngủ như trước giãn cách. Bên cạnh đấy, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian ngủ tốt, điều sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng cho ngày làm việc tiếp theo.


Dọn nhà cửa và nơi làm việc 

Hurf khuyên bạn lau dọn nhà cửa và nơi làm việc thường xuyên hơn. Điều này trước hết sẽ giúp đảm bảo vệ sinh và an toàn. Bên cạnh đó, việc dọn nhà sẽ rất tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn. Khi bạn bắt đầu dọn dẹp, bạn sẽ được tạm thời quên đi những căng thẳng của công việc. Hơn nữa, một môi trường làm việc sạch sẽ gọn gàng sẽ khiến bạn muốn làm việc hơn.

Chuyên gia tâm lý Susan Albers, phòng khám Cleveland, Mỹ đã đưa ra lời khuyên cho việc này: “ Khi văn phòng bạn bị bỏ trống cả một năm, nó sẽ cần được lau dọn và làm mới lại (...) Thêm một vài bức tranh và khiến cho không gian làm việc trở nên dễ chịu hơn. Một môi trường làm việc gon gàng, ngăn nắp sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Điều này cũng giúp giảm sự căng thẳng đặc biệt là lượng hóc môn cortiol (hóc môn gây ra căng thẳng).”


Có những biện pháp phòng ngừa khi nhận đồ giao hàng

Shopee, Now, Tiki, Lazada, v.v. Mua hàng từ những ứng dụng này đã trở thành 1 thói quen của người Việt. Hoạt động giao hàng là một trong những hoạt động hiếm hoi được cho phép ngay trong giãn cách. Khi bạn quay trở lại nơi làm việc, sẽ có khả năng bạn bắt gặp đồng nghiệp của mình nhận rất nhiều đơn Shopee.

Mặc dù mua sắm là nhu cầu cơ bản của mỗi người, bạn cần phải chú ý an toàn mỗi khi tiếp xúc với người giao hàng. Luôn chú ý giữ khoảng cách an toàn 2m, đeo khẩu trang và rửa tay sau khi nhận hàng.


Tránh việc đi lại và tụ tập không cần thiết

Rất nhiều người có thói quen tụ tập ở cơ quan hoặc đi dạo loanh quanh sau giờ làm việc. Tuy nhiên, điều này cần được hạn chế nhất có thể cho đến khi dịch bệnh đã ổn định trở lại.


Tránh xa những tin tức giả

Mặt trái của mạng xã hội chính là tốc độ lan nhanh của những thông tin giả. Những thông tin không qua kiểm chứng này gây nên rất nhiều hoang mang, lo lắng và bất an cho nhiều người. Điều này có thể thấy trong việc mọi người đổ xô đi mua hàng, gom hàng khi nghe tin tức giãn cách. Hurf khuyên bạn hãy cảnh giác trước những thông tin này và cần phải rất thận trọng khi tiếp cận các nguồn thông tin.


Làm theo những chỉ dẫn và cập nhật mới nhất từ chính phủ

Cuối cùng, cần chủ động năm bắt thông tin mới nhất từ chính quyền. Không ai trong chúng ta biết được rằng liệu có 1 ca nhiễm nào xung quanh không, hay là liệu việc giãn cách sẽ lại xảy ra thêm một lẫn nữa. Việc theo dõi thông tin của chính phủ sẽ cho chúng ta biết chuẩn xác nhất cần phải làm gì cho bước tiếp theo.


Lời kết

Dịch Covid-19 có 1 ảnh hưởng kéo dài tới cuộc sống của chúng ta. Không ai có thể dự đoán về việc bao giờ dịch bệnh sẽ kết thúc. Điều mà chúng ta có thể làm là tập trung vào những điều mà chúng ta có thể kiểm soát được và giữ tinh thần lạc quan đối với mọi hoàn cảnh. Hurf hi vọng rằng bài báo đã cho bạn một vài gợi ý để có thể giữ an toàn khi quay lại làm việc.


Bạn đang làm việc trong lĩnh vực khách sạn? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí