Bạn yêu thích sáng tạo và ẩm thực, bạn luôn tràn ngập những ý tưởng và giỏi giang trong việc tạo nên những nội dung creative, bạn mong muốn dấn thân vào nghề Creative. Nhưng bạn đã biết nghề Creative trong ngành F&B có những đặc điểm gì chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá vai trò của nghề Creative trong lĩnh vực F&B trong bài viết dưới đây.
F&B là từ viết tắt của Food (đồ ăn) và Beverage (đồ uống), chỉ chung cho ngành kinh doanh thực phẩm. Khi nhắc tới F&B, đây là một phạm trù rộng bao gồm:
Ngành công nghiệp F&B: là tất cả các công ty tham gia vào quá trình chế biến thô nguyên liệu thực phẩm, bao bì, và phân phối chúng. Quá trình này bao gồm thực phẩm tươi, thực phẩm qua chế biến, thực phẩm đóng gói. Các “ông lớn” ngành F&B có thể kể tên như: Nestle, Pepsico, Cocacola, Mondelez,...
Ngành dịch vụ F&B: dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống qua quá trình chuẩn bị, trình bày và phục vụ thực phẩm tới khách hàng. Dịch vụ này được triển khai tại các đơn vị kinh doanh độc lập bên ngoài (nhà hàng, café, bar,...) hay bởi một bộ phận trong khách sạn.
Nghề Creative là cách nói tắt dành cho những công việc mang tính sáng tạo cao. Đa phần, các công việc liên quan tới Creative nằm trong phòng ban Marketing của một doanh nghiệp hoặc bộ phận sáng tạo của Agency marketing. Nếu bạn là một người có năng lực viết lách ấn tượng, luôn dồi dào ý tưởng và sở hữu khả năng tư duy hình ảnh tốt thì Creative chắc chắn là nghề phù hợp với bạn.
Ngày nay, các nhà hàng, khách sạn trong lĩnh vực F&B chịu khó đầu tư hơn cho việc sản xuất hình ảnh, nội dung trên mạng xã hội. Không cần là một người đuổi theo xu hướng ta cũng dễ dàng nhận ra các thương hiệu đang chuyển mình cùng với sự phát triển của công nghệ. Họ sáng tạo hơn, nhiều ý tưởng hơn và có nhiều concept nhà hàng, quán café độc đáo được ra đời hơn. Song hành với thay đổi đó là sự xuất hiện của những cơ hội việc làm nghề Creative với thu nhập “khủng”. Đọc hết bài viết để khám phá thêm những mô hình nghề Creative đang được ưa chuộng trong ngành F&B bạn nhé.
Creative Executive là tên gọi chung của nhiều vị trí trong bộ phận sáng tạo của một doanh nghiệp F&B, một trong những vị trí được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi vào nghề đó là Copywriter. Công đoạn đầu tiên của một Copywriter là thu thập thông tin: thông tin về sản phẩm, không gian, khách hàng,... và quan trọng nhất là thấu hiểu câu chuyện thương hiệu từ đó định hướng nội dung phù hợp qua từng thông điệp.
Một Copywriter giỏi là người có khả năng uyển chuyển trong lối viết, đa dạng trong trải nghiệm và văn phong để dễ dàng đào sâu mọi khía cạnh của thương hiệu. Con đường thăng tiến từ Copywriter lên Creative Director cũng thuận lợi hơn những vị trí khác bởi khi hiểu rõ insight khách hàng và thường xuyên làm việc với ý tưởng, bạn cũng sẽ có khả năng lựa chọn thông điệp phù hợp cho từng chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Là người có tư duy hình ảnh tốt, Designer thường phối hợp với Copywriter sản xuất những ấn phẩm truyền thông như Banner, Poster, Cover,... Sự thành công của một chiến dịch đôi lúc phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phối hợp và “hiểu ý” của Designer và Copywriter. Đây là hai vị trí không thể thiếu trong một team Marketing cho doanh nghiệp F&B, cũng là hai kỹ năng cần thiết của mọi Marketer trong thời đại số.
Các công ty trong ngành F&B giờ đây có nhiều lựa chọn hơn trong nhân sự với nghề Creative, họ có thể tuyển một Designer full-time nhưng cũng có thể thuê Designer Freelance riêng cho từng chiến dịch. Vậy nên, việc xây dựng một Portfolio chỉn chu trên các nền tảng Creative là vô cùng cần thiết.
Nếu quay lại 10-15 năm về trước, những thước phim quảng cáo thực phẩm hay những bức ảnh chụp đồ ăn đẹp lung linh thường chỉ thấy trên Tivi hay các chuỗi đồ ăn nhanh lớn. Nhưng với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta đã có nhiều công cụ hơn phục vụ cho một bức ảnh đẹp. Các thương hiệu F&B nhỏ và vừa cũng đầu tư nhiều hơn vào “phần nhìn” của sản phẩm, họ sẵn sàng bỏ từ chục triệu đến trăm triệu cho một bộ ảnh đẹp. Đó là lý do trong nhiều năm gần đây, nghề Food Photographer được gọi là nghề “bạc tỷ”.
Với cơ hội việc làm rộng mở, được networking với nhóm khách hàng đa dạng từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt, nếu bạn có đam mê với cả ẩm thực và nghệ thuật, thì đây là nghề sinh ra để dành cho bạn. Thông thường, Food Photographer thường làm việc tự do hoặc tự xây dựng một Agency bao gồm Food Stylist, Account Manager, Designer, ... chuyên cung cấp dịch vụ về hình ảnh cho các doanh nghiệp F&B.
Giám đốc sáng tạo xác định tầm nhìn sáng tạo của một thương hiệu hoặc dự án và thể hiện tầm nhìn đó thông qua nội dung của ấn phẩm hay sản phẩm sáng tạo cuối cùng. Công việc của họ là đảng bảo sự thống nhất của dự án. Đó có thể là chiến dịch quảng cáo, phát triển một dòng thời trang hay tạp chí, họ phải cách đảm bảo xuyên suốt dự án có một hình ảnh, thông điệp và thiết kế phù hợp. Giám đốc sáng tạo cũng thiết lập ngân sách và lịch trình cũng như làm việc với các đối tác.
Thị trường biến động không ngừng, nhu cầu của khách hàng cũng vậy. Điều này đòi hỏi mỗi vị trí trong bộ phận Creative luôn có sự năng động, sáng tạo, cải tiến mỗi ngày để bắt kịp với xu hướng. Trên đây là thông tin về những nghề nghiệp và vai trò của nghề Creative trong lĩnh vực F&B, hy vọng bạn đã có một khoảng thời gian bổ ích khi đọc những chia sẻ của Hurf.