Việc phụ nữ đóng góp thu nhập cho gia đình đi kèm với những thay đổi tích cực trong ý thức chung về bình đẳng giới trong xã hội hiện đại đã làm thay đổi vai trò của họ trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Hurf sẽ cùng mọi người tìm hiểu thêm về vai trò của phụ nữ trong ngành F&B.
Theo như 1 khảo sát nghiên cứu về tiêu dùng được tiến hành vào năm 2016-2018 bởi Decision Lab, sức tiêu dùng của phụ nữ trong ngành F&B tăng mạnh trong tất cả mọi lĩnh vực ăn uống, từ việc ăn tại chỗ tại nhà hàng, ăn mang về, mua đồ ăn vỉa hè,v.v. Đa số những người tiêu dùng đều là những đối tượng trẻ, với 82% thuộc độ tuổi từ 15-34. Điều này khẳng định vị thế của phụ nữ như những khách hàng quan trọng của ngành F&B.
Xu hướng này của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng của thế giới khi mà phụ nữ trở thành những người tiêu dùng quyền lực của thị trường F&B. Theo bà Sabrina Merage, CEO của Echo Capital Group, Mỹ, phụ nữ vẫn luôn nắm giữ vị trí là người mua sắm chính của gia đình, tuy nhiên, chính nhờ có được nguồn thu nhập chủ động từ công việc mà họ đã có thể có nhiều quyền lực hơn trong việc lựa chọn và mua sắm những món đồ mà họ muốn mua.
Chẳng hạn, nếu như trước đây, các nữ nội trợ phải lên những danh sách mua đồ phục vụ cho nhu cầu chung của gia đình và hạn chế mua cho bản thân thì ngày nay, họ có kinh tế và sự lựa chọn để chi tiêu cho bản thân nhiều hơn.
Báo cáo của Catalyst (2015) đã nêu bật các đặc điểm về sức mua của phụ nữ hiện đại:
Có thể nói, ở Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng, vai trò của những người tiêu dùng nữ trên thị trường là không thể phủ nhận. Chính việc có nguồn thu nhập chủ động đã khiến họ có nhiều quyền lực và lựa chọn hơn đối với ngành này.
Có thể nói, nếu như địa vị của phụ nữ với vai trò là người tiêu dùng của ngành F&B ngày càng nâng cao thì họ vẫn gặp khá nhiều khó khăn khi tiếp cận với thị trường lao động của ngành F&B.
Theo như Peter Finnegan, Phó chủ tịch tập đoàn F&B Accor, những rào cản cho phụ nữ ở ngành này là do sự bất cân đối từ ảnh hưởng văn hóa hay định kiến về giới.
Ở những nước Châu Á, những người phụ nữ, đặc biệt là những người làm mẹ sẽ do dự khi ứng tuyển vào ngành F&B. Lý do là bởi vì ngành này đòi việc hy sinh thời gian cá nhân để liên tục thay ca, trực đêm, ảnh hưởng tới việc chăm sóc con nhỏ. Bên cạnh đó, những người làm trong ngành này thường hay phải đi công tác ở nhiều nước, học hỏi ẩm thực địa phương của các vùng khác nhau, tiếp xúc với nhiều tập khách hàng, quản lý các đầu bếp.
Nhiều người cho rằng những việc làm F&B, việc làm nhà hàng kể trên sẽ phù hợp với đàn ông vì họ không có nhiều nghĩa vụ chăm sóc con cái và gia đình như phụ nữ. Họ cũng trội hơn về thể lực, sức bền, có thể đi công tác xa và tham gia vào các bữa tiệc xã giao. Chính định kiến cho rằng chỉ có đàn ông mới giữ những chức vụ cao trong ngành F&B khiến nhiều phụ nữ e ngại về triển vọng phát triển trong ngành và không muốn phấn đấu.
Thực tế, những chuyên gia đầu ngành từ lâu đã nhận thức được những bất cập này và đã bắt đầu có những chế độ đãi ngộ để khuyến khích sự tham gia của nữ giới trong ngành F&B. Ở trên thế giới, chúng ta có những nữ lãnh đạo nổi bật như Katharine Miller, Nancy Silverton, Kavita Shukla, Jessica Alba hay Shazi Visram. Những người phụ nữ này đang góp phần thay đổi cơ cấu giới tính của ngành, cũng như mở đường cho sự phát triển của nữ giới trong ngành.
Bà Sheryl Sandberg, COO của Facebook đã từng nhấn mạnh rằng: “Chúng ta cần những người phụ nữ ở tất cả các cấp, bao gồm cấp lãnh đạo để có thể thay đổi cơ cấu ngành, tái định hình lại các cuộc đối thoại và đảm bảo rằng tiếng nói của phụ nữ sẽ được chú ý và lắng nghe, thay vì bị bỏ sót và lờ đi.”
Một doanh nghiệp sẽ không thể thành công nếu như không có một nguồn nhân lực giỏi, và đội ngũ nhân viên sẽ khó hoàn thiện nếu chỉ có sự có mặt của cánh nam giới. Đi cùng xu hướng chung về bình đẳng giới (gender equality) và sự bao quát (inclusiveness), ngành F&B luôn cần những nhân sự nữ giới năng động, tích cực, sáng tạo để có thể đem đến những diện mạo mới cho ngành.