Vì sao giới trẻ nên bắt đầu sự nghiệp từ golf nói riêng và ngành dịch vụ nói chung?

Nền công nghiệp golf bền vững nằm ở thế hệ trẻ

.” - Ông Ben Styles, cựu Phó Chủ tịch của Hoiana Shores Golf Club.


Hufr có cơ hội ngồi lại với ông Ben Styles, cựu Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Golf Hoiana Shores; và là thành viên của Hiệp hội các nhà Golf chuyên nghiệp (PGA) của Úc để thảo luận về quan điểm và tầm nhìn của ông đối với ngành công nghiệp Golf và dịch vụ tại Việt Nam.


Ông Ben, ông là thành viên của PGA Úc và là cựu Phó chủ tịch của Câu lạc bộ Golf Hoiana Shores. Kể từ sau khi rời Hoiana, ông đã có những dự định mới gì? Ông có thể chia sẻ với chúng tôi một số dự án mà bản thân đang thực hiện không?


Kể từ khi rời Hoiana vào đầu năm nay, tôi dành nhiều thời gian hơn để quan sát mọi thứ. Song song đó, tôi cũng đang hỗ trợ các công ty vạch ra con đường phía trước; cũng như tham gia vào vai trò tư vấn cho một công ty có trụ sở tại Úc và Việt Nam. Họ đang thiết lập một dự án khá thú vị tại thành phố Cần Thơ, đó là một sân tập kết hợp vui chơi giải trí trong thành phố. Cuộc sống của tôi luôn xoay quanh việc phát triển các sân golf dành cho các golf thủ. Trong khi đó, dự án này chủ yếu thiết lập các sân golf mini, quán cà phê và quán bar để thu hút giới trẻ quan tâm đến golf. Các tập đoàn dần nhận ra rằng nếu chỉ có những golf thủ chuyên nghiệp chơi golf đơn thuần là không bền vững. Họ cần giới trẻ, những golf thủ mới. Để làm được điều đó, họ cần cung cấp nhiều hình thức giải trí hơn để thu hút những người trẻ hứng thú. Bởi vì tôi nghĩ rằng bộ môn golf có thể hơi khó để theo đuổi. Đối với một người mới chơi, họ sẽ nghĩ rằng ‘’ Tôi thậm chí còn không biết chơi. Tôi nghe nói chơi golf đắt lắm. Tôi nghe nói đó là môn thể thao dành cho người giàu ”. Do đó, họ thường e dè để theo đuổi golf. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ ý tưởng này khá hấp dẫn vì hình thức sân golf mini chưa có ở Việt Nam. Tôi nghĩ sau khi hoàn thành và hoàn thiện, mô hình đó có thể được nâng lên và đưa vào bất cứ đâu như Sài Gòn, Hà Nội hay thậm chí ở Đà Nẵng. Thật không may, hiện các dự án này đang phải tạm dừng vì dịch Covid.


Cá nhân tôi có thể xác nhận rằng golf không dễ như mình nghĩ. Theo ý kiến của ông, điều gì quan trọng nhất đối với những người chơi golf khi mới bắt đầu học chơi?


Một điều về golf là nó là một trò chơi tâm trí và trò chơi đối lập. Cần phải nói rõ điều đó. Trong những môn thể thao khác như quần vợt, nếu bạn muốn bóng đi lên, bạn đánh lên và tương tự. Tuy nhiên, trong golf, nếu bạn muốn nó đi lên, bạn phải đánh xuống và ngược lại. Bạn sẽ cảm thấy cả cơ thể đang đung đưa và di chuyển theo hướng bóng. Với kinh nghiệm nhiều năm dạy golf, tôi nhận ra rằng điều cốt lõi nằm ở khả năng làm cho học sinh hiểu được ý tưởng về ‘trang giấy trắng’. Khi chơi golf, đừng nghĩ về những môn thể thao khác hay bất cứ điều gì khác đang diễn ra trong đầu. Và cứ thuận theo bản năng. Tin tôi đi, bạn sẽ chơi rất dở trước khi nắm được nguyên lý của golf. Tôi đã chứng kiến một số người vừa mới học đã thuần thục chỉ trong một tháng. Nhưng vài người khác lại mất đến hai, ba năm để chơi được. Nhưng một khi đã nắm rõ nguyên lý thì đó là lúc khả năng chơi golf của bạn sẽ tăng vượt bậc. Nếu bạn dừng lại trước khi điều đó diễn ra, bạn sẽ không còn hứng thú để quay lại với golf. Đó luôn là một cuộc chiến khó khăn cho các giáo viên khi dạy những người chơi mới.


Ông có nghĩ rằng ngành công nghiệp golf ở Việt Nam có tiềm năng phát triển không với điều kiện rằng nhiều người không còn cảm thấy e dè khi chơi golf và sẵn sàng thử sức nhiều hơn?

 

Từ năm 2007, tôi đã chuyên tâm vào phát triển giá trị cốt lõi của golf cùng với Hiệp hội Golf Việt Nam cùng với Ngành du lịch và với các hội đồng, ủy ban. Không có gì bí mật rằng nền công nghiệp golf bền vững nằm ở thế hệ trẻ. Chúng ta không thể giữ gìn và phát triển ngành công nghiệp golf khi nó chỉ dành cho giới trung niên và một số ít phụ nữ. Nếu bạn đến bất kỳ giải đấu golf nào ở Việt Nam, sẽ có khoảng 130 người đàn ông ở độ tuổi 35 đến 65 và vợ của họ. Rất hiếm khi nữ giới muốn chủ động đi riêng. Điều chúng ta cần hiểu là ngành công nghiệp golf ở Việt Nam còn khá là non trẻ. Chúng ta đang đi theo quỹ đạo cũng giống như mọi quốc gia khác đã từng ở một thời điểm nào đó. Hầu hết các cơ sở golf ở Úc hay Anh đã gần như ở trên đỉnh của sự trưởng thành, trong khi ngành công nghiệp golf ở Việt Nam chỉ khoảng 15 tuổi. Tôi đã ở đây từ những ngày đầu khi mà bộ môn golf vừa mới được hình thành. Hãy nhớ rằng chúng ta không thể thay đổi hay tái tạo quy luật. Golf sẽ luôn bắt đầu từ giới trung niên và sau đó lan rộng đến giới trẻ. Có lẽ nếu giới trẻ được tiếp cận với golf sớm hơn và thấu hiểu được cơ chế của golf, họ sẽ trở lại với golf. Nếu không sẽ khó mà giữ chân họ ở lại. Tôi nghĩ cần phải chú trọng vào giới trẻ nhiều hơn. Hơn thế nữa, thử thách lớn nhất trong công cuộc phát triển golf đó là bất bình đẳng thu nhập và sự tác động từ xã hội. Với hầu hết nhiều người, golf là một bộ môn thể thao khá tốn kém. Đặc biệt đối với các bậc cha mẹ, sẽ khó để cho con của mình theo đuổi golf nếu đó là thứ mà họ không đủ khả năng chu cấp. 


Tại sao ông cho rằng hầu hết các bậc phụ huynh ở Việt Nam sẽ không khuyến khích con mình chơi golf và theo đuổi một cách chuyên nghiệp?


Bởi vì golf đối với họ không có lộ trình phát triển rõ ràng, khác với tôi. Khi tôi bắt đầu tập chơi golf, cha tôi đã chỉ cho tôi thấy làm thế nào để trở thành một golf thủ chuyên nghiệp. Tôi đã tham gia vào đội tuyển của trường, tôi đại diện cho địa phương cũng như bang và đất nước của mình đi thi đấu từ khi còn rất trẻ. Tôi đã thấy được cả một hệ thống rõ ràng để tôi có thể theo đuổi golf một cách chuyên nghiệp bất kể khả năng của tôi như thế nào. So với tầm cỡ như Tiger Woods, tôi có thể chơi đủ tốt và tôi có thể là một chuyên gia. Sau đó tôi đã gia nhập vào PGA của Úc, ở đó tôi tham gia vào chương trình đào tạo, làm nghiên cứu và trở thành một tay golf chuyên nghiệp. Do đó,có một lộ trình thực sự rõ ràng dành cho tôi kể từ khi tôi đánh quả bóng golf đầu tiên đến khi từ lần đầu tiên tôi đánh gôn để trở thành chuyên gia về golf. Tôi có thể là bất cứ thứ gì tôi muốn và tôi chọn dấn thân vào ngành công nghiệp golf. Nhưng điều đó hiện chưa có ở Việt Nam. Sẽ cần rất nhiều thời gian để chính phủ Việt Nam lãnh đạo và vạch hướng đi trọng tâm để phát triển nền công nghiệp.


Theo như HUFR được biết thì ông đã sống ở Việt Nam gần 15 năm. Điều gì thúc đẩy ông chọn Việt Nam là nơi phát triển sự nghiệp?

  

Trước khi đến Việt Nam, tôi chủ yếu huấn luyện golf ở Singapore. Nhu cầu cho cố vấn viên về golf ở Singapore lúc bấy giờ là khá cao nên tôi đã bắt đầu từ công việc này. Sau đó tôi nhận ra rằng cơ hội thăng tiến sự nghiệp dành cho tôi khá hạn hẹp khi mà đã có rất nhiều người thông minh ở Sing đã làm được điều đó. Sau đó, tôi khảo sát các khu vực xung quanh đồng thời trao đổi với những người bạn làm về golf ở Việt Nam. Sau một số nghiên cứu tôi biết được có một khoảng trống lớn trên thị trường trong sắp đặt mô hình chuẩn PGA tại Việt Nam với những chuyên gia có bằng cấp và chứng nhận về phát triển golf. Tôi nghĩ tôi sẽ dành ra một năm và thử. Đó là khi tôi tham gia vào một công ty đang phát triển sân golf ở một vùng xa về hướng bắc của Hà Nội là Chí Linh. Như tất cả những người nước ngoài, khi chúng tôi đến đây, chúng tôi yêu con người Việt Nam, ẩm thực, văn hóa và lối sống. Đặc biệt đối với tôi lúc đó, tôi có cơ hội tham gia vào việc thiết lập hệ thống handicap, đào tạo và xây dựng tài liệu cho chính phủ để có thể triển khai trong nhiều năm. Tôi bắt đầu đào sâu về golf và nhận ra rằng tôi có thể làm tốt hơn nữa ở Việt Nam. Sau đó trong sự nghiệp của mình, tôi bắt đầu tham gia vào việc xây dựng các mô hình sân golf, điều mà rất tuyệt vời khi tôi đã có thể tạo một dấu ấn trong ngành công nghiệp. Bây giờ tôi có hai công trình đã trở thành hai sân golf tốt nhất trong nước. Trong khi ở Úc, với độ tuổi 30, tôi sẽ không bao giờ được trao trách nhiệm phát triển các mô hình golf. Một lý do khác giữ tôi lại Việt Nam đó là gia đình. Tôi kết hôn và có con ở đây. Tôi rất yêu thời gian của mình ở Việt Nam.


Đối với một người đang muốn bắt đầu sự nghiệp của mình và muốn theo đuổi ngành công nghiệp golf, những yếu tố cốt lõi nào mà họ cần biết? Con đường sự nghiệp của họ sẽ như thế nào?


Theo tôi, chơi golf có ba yếu tố cốt lõi:

  • Một là nghệ thuật chơi golf. Đó là đẳng cấp như Adam Scott và Tiger Woods, những golf thủ chuyên nghiệp có di sản đồ sộ mà bạn thấy trên tivi.
  • Thứ hai là huấn luyện golf, nghề mà có thể cung cấp một lối sống tuyệt vời cho nhiều người bởi vì môi trường làm việc ngoài trời trong lành và huấn luyện con người.
  • Yếu tố thứ ba là khía cạnh kinh doanh của golf. Các cấp bậc kinh doanh có thể được phân nhánh thành Tổng Giám đốc, Giám đốc sân golf hoặc Huấn luyện viên, hoặc có thể làm về phát triển doanh nghiệp như những gì tôi đang làm hiện tại.

Ở mọi nơi, hiện tại đã có những người khác như tôi, những người là chuyên gia về các mô hình sân golf. Có những nhân viên cũ đã làm với tôi từ 10-12, 13 năm trước chỉ là những nhân viên caddie và hầu như không thể nói tiếng Anh, và bây giờ trở thành Giám đốc điều hành câu lạc bộ chơi golf. Một trong số họ là caddie của tôi vào năm 2007. Lúc đó cô ấy chỉ có thể chào bằng tiếng Anh và giờ đây cô ấy là Giám đốc bộ môn golf của một trong những câu lạc bộ golf tốt nhất cả nước và một ngày nào đó có thể là Tổng giám đốc nếu cô ấy muốn điều đó. Còn có một trường hợp thành công khác, đó là một giám đốc F&B và bây giờ là Tổng giám đốc. Với tư cách là một expat ở Việt Nam, một phần trách nhiệm của tôi là nỗ lực hết mình để cống hiến và trở thành một người cố vấn. Đó là lý do tại sao tôi tham gia công việc tư vấn và có khả năng sẽ tìm thấy nhiều con đường hơn ở đó cho chính mình.


Từ kinh nghiệm của mình trong việc xây dựng các khóa học, giảng dạy và bây giờ là tập trung nhiều hơn vào phát triển mảng nhà hàng - khách sạn, ông có thấy nhiều thay đổi của ngành công nghiệp tại Việt Nam trong 5 năm qua không?


Tôi chắc chắn thấy một sự thay đổi rất lớn. Tôi có thể nhớ lại khoảng thời gian kể từ năm ‘07, ở Hà Nội lúc đó chỉ có một quán bar, và nó chưa chắc là dành cho du khách nước ngoài, dù vậy thì vẫn có một chút gần giống với mô hình như ở quê nhà. Ngoài ra thì có một hoặc hai khách sạn. Đà Nẵng lúc bấy giờ gần như mới hình thành du lịch. Nha Trang về cơ bản là chưa được biết tới và Phú Quốc thì hoàn toàn không. Sài Gòn có thể có một vài nơi dành cho du khách, mặc dù bạn vẫn phải mang theo hộ chiếu. Tuy nhiên, tất cả đều là một phần của sự phát triển và tăng trưởng. Do đó, tôi đã thấy một sự thay đổi lớn cho đến nay khi tất cả các thương hiệu quốc tế đều xuất hiện ở Việt Nam. Về dịch vụ hồi đó, theo quan điểm của tôi, không bao giờ có thể sánh được với dịch vụ mà bạn nhận được ở Thái Lan hay bất kỳ nơi nào khác. Nói về phục vụ, tôi muốn nói đến sự hiếu khách chân chính như niềm vui và văn hóa phục vụ, thấu hiểu những gì khách hàng muốn, điều mà hầu như không tồn tại ở Việt Nam tại thời điểm đó. Tuy nhiên, bây giờ tôi bắt đầu thấy điều đó ở Việt Nam.Bạn nhận được sự trung thực đó và cảm giác như ở Thái Lan từ dịch vụ ở đây. Và chắc chắn rằng dịch vụ ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển tốt hơn. Tôi có một suy nghĩ rằng đôi khi Việt Nam chưa nhận ra đất nước này có những gì mặc dù thực tế rằng các bạn có tiềm năng phát triển to lớn như an ninh, những bãi biển đẹp và con người thân thiện. Quay ngược thời gian về khi tôi từng tham dự ITP và các chương trình du lịch khác nhau, Việt Nam chỉ có một vài gian hàng nhỏ. Chiếm một phần lớn khu vực chính của sàn triển lãm đó sẽ là Thái Lan và Indonesia. Họ mang theo các nghệ sĩ và phục trang, v.v. Họ thực sự hiểu được tiềm năng của đất nước họ. Tôi tự hỏi tại sao Việt Nam không làm được điều này. Theo cá nhân tôi, lý do một phần đó là lịch sử nông nghiệp to lớn, vốn là một phần quan trọng của tác động toàn cầu. Bây giờ một phần GDP cho du lịch đang tăng lên, chính phủ và các chủ doanh nghiệp bắt đầu nhìn thấy tiềm năng và đưa ra một số hỗ trợ cho ngành công nghiệp.


Theo ông, tiêu chuẩn về dịch vụ khách sạn là Thái Lan. Ông có cho rằng Thái Lan có dịch vụ tốt nhất trong toàn khu vực và liệu Việt Nam đang cách đó bao xa?


Đây là một câu hỏi thú vị. Công bằng mà nói, so với khu vực, đầu tàu du lịch của Việt Nam vẫn là Đà Nẵng. Mức độ dịch vụ cao nhất mà bạn có thể có khi đến những nơi như Intercon, tương đương với Thái Lan. Khi bạn đến những nơi đó, bạn nhận được sự trung thực và sự đồng cảm với khách hàng. Tiếc là nếu bạn đến Hà Nội hoặc Sài Gòn có thể không nhận được những cảm giác tương tự về sự hiếu khách của họ. Mặc dù dịch vụ ở những nơi này khá tốt, nó vẫn không giống với cảm giác nghỉ dưỡng/ giải trí mà bạn có thể nhận được ở Thái Lan hoặc một số nước khác trong khu vực. Gần đây nhất, tôi thấy điều này ở Six Senses ở Côn Đảo. Theo hiểu biết của tôi, đây là là khách sạn/ khu nghỉ dưỡng tốt nhất ở Châu Á. Dịch vụ của họ rất tốt hoặc thậm chí xuất sắc hơn một số địa điểm nổi tiếng khác trong khu vực.


Ông cảm thấy thế nào về câu nói rằng một số đặc thù ở Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ? Ông có thấy thách thức nào cho ngành dịch vụ không?


Có lẽ tôi phải giải thích một chút ở đây và nói rằng: Thách thức chính nói chung là sự phân chia giữa nam giới và nữ giới trong ngành. Tôi nhận thấy có một định hướng phục vụ đồng cảm thụ động cho phụ nữ Việt Nam. Họ cung cấp một nền văn hóa dịch vụ tuyệt vời. Tôi đã làm việc ở Việt Nam trong một thời gian dài và tôi phải nói rằng, nếu tôi phải đưa ra danh sách mười nhân viên hàng đầu như một thước đo, nó sẽ chủ yếu bao gồm những người phụ nữ trong đội ngũ nhân viên của tôi, những người đã đưa đến dịch vụ cấp cao cho khách. Đối với nam giới, để có sự tương tác như vậy với khách sẽ cần khá nhiều thời gian đào tạo mặc dù thực tế họ là những nhân viên rất chăm chỉ. Trong khi ở Thái Lan và Indonesia, dịch vụ đến từ người dân một cách tự do.

Một thách thức khác là rào cản ngôn ngữ. Có một khoảng cách lớn ở đây trong việc học tiếng Anh. Bạn có thể gặp được những nhân viên ở các khu nghỉ dưỡng 5 sao chỉ có thể nói tiếng Anh cơ bản. Thêm vào đó là một ít tiếng Trung và tiếng Hàn. Để đạt được mức độ dịch vụ cao, rào cản ngôn ngữ đó cần phải được dỡ bỏ.


Ông có lời khuyên nào dành cho một người muốn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực golf hoặc nhà hàng - khách sạn?


Tôi luôn nói điều này với mọi người về việc tập chơi golf hay phát triển từ golf. Nhiều nhân viên của tôi, họ rời khỏi golf và họ tự hỏi nên làm điều gì tiếp theo, v.v. Một điều quan trọng mà tôi cần nhắc họ là có khoảng 60 sân golf trên đất nước 98 triệu dân. Do đó, nếu bạn là người quản lý một sân golf, bạn hiện là một trong những người giỏi nhất cả nước. Mặt khác, nếu bạn chuyển sang lĩnh vực khách sạn, bạn sẽ là một trong mười nghìn người. Trong khi ở ngành golf, bạn vẫn nằm ở top 60 hoặc 70.

Do đó, lời khuyên của tôi dành cho những người đã làm trong ngành golf là hãy cân nhắc các vị trí để bạn thăng tiến, chẳng hạn như vai trò lãnh đạo. Như tôi đã nói trước đây, tôi sẽ không làm Tổng Giám đốc khách sạn và sở hữu một sân golf trong vòng 5 đến 10 năm nữa. Người Việt sẽ nắm giữ những vị trí đó.

Một lời khuyên khác dành cho những người chưa chơi golf là hãy bắt đầu và thực sự chú tâm vào golf. Tôi vẫn cảm thấy vui rằng mình được đứng trên bãi cỏ tỉa tót gọn gàng và ở dưới ánh nắng mặt trời, chỉ cần tận hưởng một công việc năng động ngoài trời trong khi vẫn được trả lương. Golf là một môn thể thao độc đáo và thú vị mà bạn có thể học khá nhanh. Bên cạnh đó, golf thủ có thể nhận ra golf thủ. Vì vậy, điều quan trọng khi tham gia chơi golf là tự giáo dục bản thân về nó. Xem nó trên tivi, hoặc đọc sách, thu thập nhiều kiến ​​thức nhất có thể. Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã đưa ra lời khuyên của mình cho rất nhiều người. Những người đã thực sự lắng nghe và thực hiện theo đều đang phát triển mạnh trong lĩnh vực. Vì lý do mà những người chơi muốn ở xung quanh họ để trao đổi học hỏi, họ nghiễm nhiên trở thành một tài sản quý giá của công ty. Hãy thử chơi golf và bạn sẽ thấy. Đừng ngại cầm lấy một cây gậy và lái xe xung quanh bãi tập và thử sức bản thân. Golf là một môn thể thao gây nghiện. Đối với tôi, giữa công việc và cuộc sống không có lằn ranh. Tôi sẽ sống và làm việc cùng golf. Nhiều năm trước, bố tôi thường nói với tôi rằng hãy tìm một công việc mà tôi yêu thích và tôi sẽ không bao giờ làm việc một ngày nào. Vì vậy, tôi cảm thấy mình đang sống trong golf. Nhờ đó, những ngày khó khăn nhất đối với tôi cũng trở nên nhẹ nhàng


Đối với ông, cách nào hiệu quả hơn để tìm hiểu về ngành dịch vụ? Người trẻ nên đến trường đào tạo bài bản hay học dựa theo kinh nghiệm làm việc? Dựa trên kinh nghiệm của ông tại Việt Nam, ông đánh giá thế nào về các trường dạy về dịch vụ ở Việt Nam?


Theo tôi, các trường dạy nghề đang làm khá tốt về mảng nhà hàng khách sạn. Nó sẽ luôn là xương sống của ngành công nghiệp golf. Đừng quên hai thành phần cấu thành của golf: Một là nghệ thuật chơi golf và tinh thần golf. Thứ hai là khía cạnh nhà hàng - khách sạn, nơi bạn có thể là người pha chế rượu hoặc quản lý F&B, quản lý nhà hoặc bảo vệ, lễ tân của một sân golf, vốn ít liên quan đến chơi golf. Chúng tôi đã phát triển khóa học nghề đầu tiên tại Quảng Nam, Việt Nam, dành riêng cho hoạt động chơi golf và bảo trì sân. Đó là một trường cao đẳng nghề được hỗ trợ bởi Hoiana. Đây là một dự án thú vị và cũng là một cái gì đó hấp dẫn để mọi người xem xét và cân nhắc. Các sinh viên tốt nghiệp với chứng nhận, điều này rất quan trọng để chúng tôi phát triển. Đừng ngần ngại tham gia vào golf ngay cả ở các vị trí thấp. Những chàng trai trẻ tuổi có thể tham gia vào phần vận hành như Starter và Điều phối hoặc nhân viên hướng dẫn, v.v. Đối với các cô gái có thể là caddies. Tôi có một số câu chuyện thực sự tuyệt vời về thành công của caddies bởi vì họ đến với chúng tôi. Nhìn chung, họ không được đào tạo bài bản trong quá khứ. Nếu có cũng chỉ là bằng cấp trung học cơ bản. Khi về làm cho chúng tôi, họ nói tiếng Anh tuyệt vời và có phong thái chuyên nghiệp. Đó là kết quả của việc giảng dạy từ chúng tôi về cách trang điểm, làm tóc cũng như cách tương tác với khách hàng hoặc phong tục nước ngoài. Một số lượng lớn trong số họ cuối cùng đã làm việc cho khách quen, đầu quân cho các công ty khác nhau, hoặc đạt đến mức độ thành thạo để có thể trở thành quản lý tại một câu lạc bộ chơi golf. Điều này chứng minh rằng, ngành golf có đầu vào dễ dành cho những người trẻ tuổi không muốn học đại học hoặc cần bắt đầu đi làm sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt đối với một caddie, một số người trong số họ kiếm được tới cả nghìn đô la một tháng, tương đương với một công việc được trả lương yêu cầu bằng đại học. Đó là một cơ hội khởi đầu tốt dẫn đến thăng tiến trong sự nghiệp.


Bàn về tuyển dụng nhân sự trong ngành, những khía cạnh quan trọng nào mà ông sẽ xem xét là gì?


Tôi luôn phải tuyển dụng thông qua một bên thứ ba. Như chúng ta đã nói về các vị trí khác nhau trong ngành, ví dụ như caddies, khía cạnh đó sẽ là sức khỏe, thị lực. Nếu họ có thị lực kém, công việc sẽ khá khó khăn ngay từ đầu. Ngoài sức khỏe, sự cam kết cũng rất quan trọng. Hoạt động chơi golf luôn đòi hỏi trình độ hiểu biết nhất định về tiếng Anh. Hơn nữa, họ cần có một số kinh nghiệm về dịch vụ. Nhìn chung, tôi luôn tìm kiếm những nhân viên sẵn sàng làm việc, đam mê, thông thạo tiếng Anh và một số yếu tố phù hợp về sức khỏe. Không cần phải nói, đối với một người không được đào tạo bài bản về dịch vụ, kinh nghiệm sẽ được đánh giá cao hơn.


Một số nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ nghỉ việc trong ngành dịch vụ của Việt Nam là khá cao. Vấn đề này có phải là mối quan tâm của ông? Với tư cách là phó chủ tịch, lời khuyên của ông về việc giữ chân nhân viên là gì?


Chúng ta hãy nhìn vào khía cạnh kinh doanh trong golf, các caddie và nhân viên vận hành, tỷ lệ nghỉ việc là không đáng kể. Vì thực tế có một khoản đầu tư lớn vào việc đào tạo. Giả sử họ muốn trở thành caddie, thì thời gian đào tạo tối thiểu là 120 ngày để hiểu về golf. Tôi biết hàng ngàn caddie ở đất nước này và tôi phải nói rằng, công việc này thật sự rất thú vị đối với họ. Nếu họ thông minh và tiếp thu nhanh với tiếng Anh tốt, họ sẽ có được nhiều khách hàng đặt trước. Họ chỉ cần pha trò với khách và tư vấn cho khách, Cứ vậy mà một ngày làm việc của họ trôi qua nhanh. Bên cạnh, họ còn nhận được tiền boa. Do đó, họ nhìn vào những công việc khác và nghĩ: “Tại sao tôi lại muốn nhảy việc? Ý tôi là tôi 19 tuổi, tôi kiếm được một nghìn đô la mỗi tháng và tôi cảm thấy vui vẻ cũng như khỏe mạnh. ” Rất nhiều caddie có thể là những người mới làm mẹ nên họ muốn lấy lại vóc dáng bằng cách đi bộ bảy, tám kilomet mỗi ngày. Đối với tôi, công việc của một caddie thật tuyệt vời. Đôi lúc sẽ khó khăn khi phải đối mặt với những khách hàng khó tính hoặc làm việc trong một ngày nắng nóng. Nhưng khá ít xảy ra. Yếu tố duy nhất để một caddie nghỉ việc là tuổi tác. Sẽ đến một thời điểm mà họ nghĩ rằng họ đã quá lớn tuổi để tiếp tục công việc này hoặc khi mãi mà chưa được thăng chức. Về mặt khác, các câu lạc bộ cũng luôn phải đối mặt với vấn đề về giữ chân nhân viên. Tuy nhiên cũng tùy vào khu vực. Chẳng hạn như Đà Nẵng, ở đó có một nguồn nhân lực dồi dào vì nhiều người đổ về để tìm kiếm cơ hội việc làm. Vì vậy, khá dễ dàng để tìm nhân viên. Ngoài ra, điều cuối cùng là phụ thuộc vào công ty, văn hóa làm việc và sự nhạy bén của ban lãnh đạo trong việc cố gắng níu kéo và giữ chân nhân viên. Với tư cách là một Tổng Giám đốc, tôi luôn đề ra các chỉ tiêu cần có để duy trì tỷ lệ nghỉ việc đến mức tối thiểu.


Dựa trên những yếu tố trên, ông có nghĩ rằng việc cung cấp một lộ trình thăng tiến rõ ràng và mức lương hấp dẫn sẽ giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc?


Tôi phải nói rằng mức lương đóng vai trò chính trong việc thu hút nhân sự. Nếu một công ty không có chính sách về việc tăng lương, đó sẽ luôn là một thách thức để khiến nhân viên ở lại vì họ cảm thấy không được coi trọng. Ngoài ra, một chương trình đào tạo tốt là điều tối quan trọng đối với nhân viên mới. Tôi thường mời các mixologist, Pha chế hoặc những chuyên gia đến chia sẻ và phổ biến kiến ​​thức để họ cảm thấy rằng chúng tôi muốn giúp nhân viên phát triển mà không yêu cầu đền đáp hay bắt họ cam kết bất cứ điều gì. Tôi thường thận trọng trong việc hứa hẹn về lộ trình thăng tiến của nhân viên. Mặc dù nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nếu bạn ở cương vị là một nhà lãnh đạo mà không giữ được lời hứa, bạn sẽ đánh mất sự tôn trọng của nhân viên. Thực tế cho thấy rằng, một số quyết định nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Kể cả bạn là Quản lý Nhân sự tập trung, bạn cũng không thể để cấp dưới trở thành Giám sát nếu họ không đạt được hiệu suất yêu cầu.


Theo quan điểm của ông, đâu là thách thức lớn nhất cho việc tuyển dụng nhân sự trong ngành?


Thách thức lớn nhất mà tôi đang cố gắng giải quyết gần đây là xác minh thông tin ứng viên. Lúc trước, quá trình tuyển dụng thường xảy ra trường hợp ứng viên chỉ cần đến phỏng vấn, nhìn tươm tất thì được nhận. Tôi thường hỏi bộ phận nhân sự của mình rằng liệu có thể gọi cho chỗ làm cũ của ứng viên để kiểm tra xem họ có còn làm việc ở đó hay không. Thường thì nhân sự sẽ nhìn tôi và thắc mắc tại sao. Tôi sẽ giải thích rằng chúng tôi cần kiểm tra thông tin CV đối với các ứng viên. Quá trình này đã trở nên phổ biến hơn so với vài năm trước đây khi nó chưa bao giờ được nghe đến. Tôi đã từng nhận ứng viên và một số GM khác sẽ gọi cho tôi để hỏi có phải tôi nhận người đó không. Khi tôi trả lời có, anh ta nói với tôi rằng anh ta vừa sa thải nhân viên đó hai tuần trước vì ăn cắp nhiên liệu từ máy cắt cỏ. Tôi quay sang bộ phận nhân sự của mình và nói: "Không phải chứ!" CV thực sự chỉ thể hiện thông tin trên giấy tờ, không hoàn toàn đúng sự thật. Nó thực sự không thể hiện những gì chúng ta thấy trong cuộc sống. Tôi nhớ lại ngày trước, CV chỉ đơn giản là những lời giới thiệu từ bạn bè, người quen. Họ chỉ cần bảo: “Ồ đúng rồi. Ben là một chàng trai tuyệt vời. ” thì Ben sẽ được nhận. Xác minh thông tin ứng viên yêu cầu ít nhất các nhận từ ba nhà tuyển dụng cuối cùng mà các ứng viên đó đã làm việc. Trong trường hợp họ hiện đang làm việc, bạn ghi chú lại. Tôi tin rằng một khi chúng ta bắt đầu tập trung hơn vào xác thực thông tin, chúng ta có thể sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề.


Tốc độ tăng trưởng du lịch trong nước mạnh mẽ của Việt Nam trong vài năm qua đã cho phép nước này thúc đẩy nhu cầu về khách sạn cũng như các dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn sự phát triển hàng năm của Việt Nam. Ông có lạc quan về tương lai của những ngành này sau COVID không?


Dựa trên kiến ​​thức của tôi về các ngành như đã đưa ra trước đó, chúng ta đang bắt đầu thu hẹp khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh khác. Tại sao điều đó lại quan trọng? Vì nếu bạn là một doanh nhân Trung Quốc hoặc một bà nội trợ Hàn Quốc, hoặc bạn là một cặp vợ chồng người Úc và bạn đang tìm kiếm kỳ nghỉ tiếp theo của mình, hầu hết sẽ chọn đến Châu Á. Hầu hết mọi người thích Thái Lan. Bởi vì họ biết về các bãi biển, chất lượng dịch vụ. Họ biết rằng họ sẽ có một thời gian mua sắm tuyệt vời. Thực sự là Việt Nam đang thiếu điều này. Việt Nam, trong tâm trí của hầu hết mọi người trên toàn thế giới, vẫn còn là nơi chịu ảnh hưởng chiến tranh. Dù bạn thích hay không, dù điều đó đúng hay sai. Nếu bạn đề cập đến Việt Nam và nhận được câu trả lời đầu tiên, hầu hết sẽ nói: "Chà, đó là nơi xảy ra chiến tranh." Và họ thậm chí không biết nhiều về điều đó. Họ bắt đầu nghĩ: "Chờ đã, điều đó có bất ổn không? Có dân quân không? Có lo ngại về an toàn không? ” Tôi đã có nó khi lần đầu tiên đến đây, tôi tự hỏi tôi đang ở đâu, miền bắc hay miền nam? Đôi khi tôi đăng ảnh trên Facebook và tôi chắc chắn nhiều bạn làm như vậy. Và bạn bè tôi ngạc nhiên: "wow, đó là Việt Nam?" Vậy tôi có lạc quan không? Có! Nếu Việt Nam tiếp tục tin rằng mình có nhiều hơn những gì mọi người nghĩ về mặt sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Nếu Việt Nam tiếp tục thúc đẩy điều đó và không để chỉ cho bộ phận tư nhân và bộ phận thương mại thực hiện. Việt Nam cần có sự hỗ trợ của chính phủ về mọi mặt. Tôi phải nói rằng sẽ mất rất nhiều năm để tái cơ cấu và thay đổi so với những năm trước đây. Vì vậy, có, tôi lạc quan về điều này. Tôi nghĩ kinh tế và ngành dịch vụ sẽ đi đúng hướng trong những năm tới. Và tôi nghĩ COVID tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thay đổi và các cơ hội phát triển mà COVID mang lại. Tôi hy vọng sẽ có rất nhiều khách sạn đang tái cấu trúc, cải tiến thương hiệu, cải tạo cơ sở vật chất trong thời gian này. Nhờ đó mà họ sẽ trở thành một thương hiệu mới khi COVID kết thúc và khách hàng sẽ tìm đến họ. Nhiều người Úc sẽ mong muốn được đi du lịch khi mà chương trình tiêm chủng vắc xin hoàn thành. Và rủi ro nhiễm bệnh là rất nhỏ. Lúc đó họ có thể tìm kiếm những điểm đến du lịch và Việt Nam sẽ lọt vào danh sách.


Cảm ơn ông đã dành thời gian và chia sẻ quan điểm của mình với chúng tôi. Chúc ông một ngày tốt lành!

Bạn đang tìm việc làm? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí